70% bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ động vật
Hiện nay, trên thế giới đang phải đương đầu với sự xuất hiện và lan truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong số đó, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ động vật. Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người như: Cúm gia cầm (A/H1N1, A/H7N9,...), COVID-19, bệnh dại, sốt xuất huyết, các bệnh viêm não - viêm màng não, liên cầu lợn, bệnh giun sán, bệnh than, bệnh dịch hạch có nguồn gốc từ chuột cống và một số loại thú gặm nhấm.
BS.CKI Phan Văn Phúc - Trưởng Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) cho biết: "Bệnh lây truyền từ động vật sang người có thể trực tiếp hoặc qua những trung gian gây bệnh, đáng lo ngại nhất trong số đó là bệnh dại. Sau 8 năm (2014), bệnh dại đã quay trở lại và ghi nhận 3 ca tử vong (năm 2022: 1 ca và 8 tháng đầu năm 2023: 2 ca) trên địa bàn TP. Biên Hoà, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất".
Mặc dù đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm, tuy nhiên nguy cơ nhiễm cúm gia cầm sang cho người trên địa bàn tỉnh vẫn có thể xảy ra. Bởi hầu như năm nào cũng có trường hợp dương tính với cúm AH5N1 trên đàn gia cầm của tỉnh, đặc biệt là ở những điểm buôn bán gia cầm vãng lai.
Bên cạnh đó, hiện nay một số bệnh lưu hành tại địa phương có tác nhân lây từ động vật sang người như sốt xuất huyết Denge, sốt rét…
Cần chủ động phòng chống
BS Nguyễn Thị Kim Cúc – Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom cho hay, hiện nay trên địa bàn huyện nổi lên ổ dại ở chó tại xã Sông Trầu vào cuối tháng 7/2023, cho nên ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với ngành Thú y đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về đường lây, cách phòng tránh cho người dân. Bên cạnh đó, lãnh đạo trung tâm y tế cũng cố gắng chuẩn bị vaccine phòng bệnh dại để đáp ứng nhu cầu của người dân.
"Tại huyện Xuân Lộc, ngoài các biện pháp mà ngành Y tế và các ngành liên quan thực hiện để phòng bệnh lây từ động vật sang người, thì trung tâm tăng cường công tác truyền thông về các loại dịch bệnh để cho người dân chủ động phòng chống" - BS Nguyễn Văn Kiên – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc chia sẻ.
Theo BS Phúc, đối với nhóm chăn nuôi và vận chuyển gia cầm, đây là nhóm nguy cơ cao nhất, vì họ tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với tất cả các loại gia cầm với số lượng lớn, có thể gia cầm bị ốm, trong giai đoạn ủ bệnh. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, việc trang bị bảo hộ cá nhân cho nhóm này là rất cần thiết, đặc biệt là hoạt động khử trùng sau khi làm xong các công việc. Cần khử trùng tay, súc họng nước muối, khử trùng các phương tiện tiếp xúc kể cả chuồng trại, xe cộ vận chuyển, các lò giết mổ. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Vì đây là nguy cơ tiềm ẩn không thể xác định được.
Người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; Đặc biệt, người dân khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, tổn thương phổi có liên quan, tiếp xúc với nguồn gia cầm bệnh, chết…cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Đối với những loại bệnh đã có vaccine phòng bệnh cho vật nuôi, chủ nuôi động vật cần phối hợp với cơ quan chức năng để tiêm phòng cho vật nuôi. Với những bệnh có vaccine cho người trước và sau phơi nhiễm, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm khi có nguy cơ để phòng bệnh. Còn đối với bệnh chưa có vaccine, cần giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với động vật, hay môi trường đất, nước bên ngoài, trước và sau khi chăm sóc người bệnh…; không khạc nhổ bừa bãi, khi ho hay hắt hơi phải dùng tay, khăn che miệng rồi rửa tay, giúp phòng tránh phát tán bệnh nếu có. Đảm bảo ăn chín, uống sôi; ngủ màn; có chế độ dinh dưỡng hợp lý…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.