Chữa cảm cúm, nhức đầu từ bưởi

Linh Chi, icon
08:33 ngày 15/02/2019

VTV.vn - Bưởi là một loại cây ăn quả dễ trồng, lúc còn non có màu xanh lục cho tới khi chín có màu vàng, có múi dày, tép mọng nước, có vị ngọt hoặc chua tùy từng loại bưởi.

Hình minh họa.

Trong Đông Y, bưởi được thu hái vào mùa thu, gọt lấy vỏ, càng mỏng càng tốt, phơi trong râm đến khô. Lá bưởi tươi sát khuẩn dùng chữa cảm cúm. Vỏ quả khô chữa ăn uống không tiêu đầy bụng, đau bụng, ho. Múi bưởi tươi ăn nhuận tràng, nước ép múi bưởi chữa tiêu khát (đái đường), thiếu sinh tố C. Hạt bưởi chữa đau dạ dày. Liều dùng: Lá tươi 50 - 100g, phối hợp với các lá thơm khác. Vỏ quả khô 12 - 16g/ngày. Múi bưởi tươi 100 - 200g/ngày. Nước ép múi bưởi 100 - 200ml/ngày. Hạt bưởi 50 - 100g/ngày

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1. Chữa cảm cúm, nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi.

Lá bưởi 50g Lá hương nhu 20g.

Lá sả 20g Lá tre 20g.

Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nòi, đun sôi 5 phút, dùng để xông. Khi xông người bệnh cần chú ý: Rạch lá chuối từ từ cho hơi nóng bốc ra vừa phải, trùm chăn kín cho người bệnh xông trong 10 phút. Khi mồ hôi ra nhiều thì thôi, mở chăn từ từ dùng khăn mặt lau khô hết mồ hôi, tránh gió lùa và đề phòng bỏng. Không được xông khi người bệnh yếu mồ hôi ra nhiều.

Bài 2. Chữa đầy bụng (ăn không tiêu, đau bụng).

Vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12g.

Vỏ quýt sao thơm 12g; Gừng tươi 3 lát.

Sắc với 200ml nước, lấy 1.000 ml, chia 2 lần uống trong ngày, uống lúc nóng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục