Chữa chứng mất trí nhớ bằng ốc sên

Nguyễn Mai, icon
09:10 ngày 11/10/2018

VTV.vn - Ốc sên biển có thể chữa rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) của binh lính từ chiến trường trở về và đang được phát triển để điều trị cho bệnh nhân bị mất trí nhớ.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Sussex, Anh đã xác định được một phân tử cụ thể có trong ốc sên - một microRNA giúp đảm bảo sự hình thành những ký ức dài hạn.

Họ cho thấy những con ốc Lymnaea stagnalis có khả năng giữ lại ký ức về việc thực hiện các nhiệm vụ đơn giản trong quá trình thí nghiệm. Đây là lần đầu tiên các microRNA được chứng minh đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành trí nhớ dài hạn của một loài sinh vật.

Một nhóm ốc sên được huấn luyện để có một phản xạ phòng vệ có điều kiện là tự động co phần thân lại khi bị chích điện. Sau đó, khi RNA của nhóm sên "đã qua đào tạo" này được chuyển sang cho nhóm sên "chưa được đào tạo" thì nhóm sau cũng tự động có được phản xạ phòng vệ như nhóm thứ nhất.

Cụ thể trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận thấy thời gian co thân thể lại phòng vệ của những con sên được huấn luyện là 50 giây, trong khi những con không qua huấn luyện chỉ khoảng 1 giây. Còn những con được cấy ghép RNA có thời gian co thân phản xạ là 40 giây dù chưa từng qua giai đoạn huấn luyện.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có những hiệu ứng tương tự khi họ tiến hành với các tế bào thần kinh cảm ứng trong phòng thí nghiệm. Sự khác nhau về mức độ CREB2 và CREB1, gọi là "protein âm và dương", cuối cùng có thể dẫn đến sự phát triển của một loại thuốc kiểm soát sự ức chế ký ức 'flashbulb' tiêu cực và ngăn chặn người bị PTSD liên tục hồi sinh chấn thương của họ. Nó cũng có thể giúp làm giảm hình thành những kỷ niệm mới của bệnh nhân bị mất trí nhớ, theo Giáo sư Kemenes.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục