Theo Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, cây thuốc bỏng còn có tên goị khác là cây sống đời, diệp sinh căn, trường sinh hay đả bất tử, thuộc giống cây cỏ, sống lâu năm, cao từ 40 đến 60 cm. Thân cây tròn, nhẵn, có đốm tía; lá mọc đối, phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây thuốc bỏng là lá cây. Dược liệu lá thuốc bỏng thu hái quanh năm và thường được dùng tươi. Trong y học cổ truyền, lá thuốc bỏng có công năng kháng khuẩn, cầm máu, tiêu viêm và giảm đau.
Lá thuốc bỏng được dùng chữa bỏng, vết thương, đau mắt đỏ, lở ngứa, mặt sưng đỏ, chảy máu, ngộ độc, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu. Phương thức tiến hành là sắc uống trong hoặc đắp ngoài với liều dùng từ 20 đến 40g, thường dùng tươi.
Trong y học Ấn Độ, lá thuốc bỏng sao qua được dùng đắp trị vết thương bầm tím, nhọt và vết cắn của côn trùng độc. Khi dùng để đắp vết thương đụng giập, lá thuốc bỏng có hiệu quả tốt ngăn ngừa các hiện tượng sưng tấy, thâm tím và làm mau liền các chỗ rách. Dạng thuốc đắp và bột rắc có tác dụng chữa vết loét. Lá thuốc bỏng cũng được dùng dưới dạng dịch ép để trị tiêu chảy và bệnh sởi.
Ở Đông Nam Á, công dụng chủ yếu của lá thuốc bỏng là điều trị nhọt, vết thương bỏng, chốc đầu và bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
Ở Indonesia, lá dùng uống làm thuốc lợi tiểu, dùng ngoài trị lở loét, đau lưng, đau chân và đôi khi dùng đắp trị đau mắt hoặc nhức đầu; nước sắc uống trị sốt và phù, cao chiết với nước từ bột lá khô lại có công dụng chữa trĩ. Lá thuốc bỏng sao khô có trong thành phần một số chế phẩm phối hợp nhiều vị được dùng đắp lên vết loét trong bệnh phong và điều trị những rối loạn về vận động, dịch ép của lá thoa lên trán giúp giảm sốt.
Ở Malaysia, lá thuốc bỏng vò nát đắp lên trán có công dụng trị nhức đầu, đắp lên ngực lại có công dụng trị ho và đau. Ở Brunei, nước hãm lá uống có công dụng trị sốt. Ở Philippin, lá thuốc bỏng có công dụng làm săn, giúp kháng khuẩn và trị sâu bọ cắn. Lá tươi giã nát thường được đắp để trị vết bỏng và nhọt. Dịch ép lá trị tiêu chảy, lỵ, bệnh dịch tả và lao phổi. Lá cũng được dùng làm thuốc đắp nóng trị sai khớp, chai tay chân. Một số quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia dùng lá thuốc bỏng tươi dể điều trị bên ngoài cho các vết bỏng, vết thương, chốc đầu, nhọt, bệnh ngoài da, chai tay chân và điều trị viêm mắt, đờm rãi, thấp khớp, đau dây thần kinh.
Cây thuốc bỏng (Hình minh họa: ykhoaviet.vn)
Bài thuốc có thuốc bỏng trong y học dân gian:
- Chữa mẩn ngứa: Lá thuốc bỏng, nghễ răm, lá ké, bồ hòn, nấu nước xông và tắm. Kết hợp dùng lá ké sắc uống hoặc lá ké tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu ngâm đậu đen.
- Chữa lỵ, trĩ: Lá thuốc bỏng và rau sam, mỗi vị từ 5 đến 6g nhai sống hay sắc uống. Nếu lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa và giã lá thuốc bỏng đắp.
- Chữa bỏng lửa, bỏng nước: Lá thuốc bỏng giã nhỏ, thêm rượu cho ướt, đắp lên vết thương, cách 2 giờ thay một lần.
- Chữa viêm họng: Ăn 10 lá thuốc bỏng chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: Lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống.
- Chữa mất sữa ở phụ nữ hoặc chứng mất ngủ: Sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá thuốc bỏng.
- Bài thuốc giải rượu: Khi say rượu ăn 10 lá thuốc bỏng, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu.
- Chữa viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá thuốc bỏng, lấy nước thấm vào bông, nút lỗ mũi bên viêm, ngày từ 4 đến 5 lần. Nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này cũng có thể dùng cho người bị chảy máu cam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.
VTV.vn - Một bệnh nhân 18 tuổi, vừa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng sau khi xuất hiện mất ngủ nhiều, mệt mỏi, buồn chán...