Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ từ 9 - 26 tuổi, tốt nhất là 11 - 12 tuổi nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung do virus HPV và thực hiện tầm soát xét nghiệm ung thư cổ tử cung 3 năm/lần.
"Nếu cộng đồng cùng lên tiếng cảnh báo, phòng ngừa bệnh, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, chúng ta sẽ sớm ngăn chặn và đẩy lùi ung thư cổ tử cung" - bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ.
Khoảng 15% cơ hội sống sau 5 năm
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa phổ biến hàng thứ 2 ở nữ giới, thường xảy ra ở phụ nữ trên 30 tuổi. Mầm mống gây bệnh là virus HPV có thể đã tồn tại trong cơ thể từ nhiều năm trước khi tấn công và gây bệnh.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Hệ thống tiêm chủng VNVC, có đến 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV (nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung) tại một thời điểm nào đó trong đời. Nếu nhiễm dai dẳng virus HPV kèm các yếu tố nguy cơ khác, khả năng gây ung thư cổ tử cung là rất cao.
Tại Việt Nam, căn bệnh ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở cả những người trẻ chưa từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đa số phụ nữ, nhất là bạn gái trẻ hiện nay chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung cũng như khám phụ khoa, kiểm tra xét nghiệm định kỳ để tầm soát ung thư.
Mỗi ngày, ước tính Việt Nam có 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do căn bệnh này, đa phần phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển như Bắc Âu, Australia… tỷ lệ tiêm phòng và tầm soát ung thư cổ tử cung cao, do đó số ca mắc bệnh và tử vong trên 100.000 phụ nữ rất thấp, chỉ bằng phân nửa so với Việt Nam. Vaccine đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định 3 liều, theo đó liều thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng và liều thứ ba cách liều hai tối thiểu 6 tháng.
"Có hơn 140 chủng virus HPV khác nhau. Trong đó, 14 chủng nguy cơ cao gây nên 99% ca ung thư cổ tử cung, hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung gây ra do virus HPV tuýp 16 và tuýp 18. Phụ nữ nhiễm 2 chủng nguy cơ cao này có khả năng phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung cao gấp 35 lần so với bình thường" - bác sĩ Bạch Thị Chính chia sẻ.
Ung thư cổ tử cung có diễn biến hết sức thầm lặng. Ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh không thể phát hiện các tế bào ung thư đang nhen nhóm trong cơ thể, nếu không khám phụ khoa và làm các xét nghiệm cần thiết. Khi thấy chảy máu âm đạo bất thường, huyết trắng lẫn máu nhầy, đau vùng chậu..., thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này chỉ dưới 15%.
"Mỗi lần truyền hóa chất là một nỗi ám ảnh. Khi giọt hóa chất đầu tiên được truyền vào, cảm thấy rất rõ từng cơn nóng bừng rồi lại chuyển sang cơn rét run, toàn thân rạo rực, chỉ muốn nôn ọe…", chị B.T.H.Q (53 tuổi, TP.HCM) chia sẻ. chị H.Th.H (sinh năm 1976, ở Phú Thọ), cũng tâm sự: "Tôi ước gì có thể sống thêm dù chỉ một ngày. Sống thêm được một ngày thì lo cho con được một ngày, sống thêm được một tuần thì lo cho con được một tuần, sống thêm được 1 tháng thì lo cho con được 1 tháng. Nếu tôi chết đi, tôi sợ con mình không biết nương tựa vào đâu".
"Trong quá trình làm nghề hơn 20 năm qua, tôi từng tiếp xúc nhiều trường hợp bị nhiễm HPV, đặc biệt là các chị em ở độ tuổi sinh nở nhiễm HPV chuyển thành ung thư cổ tử cung. Khó kể hết nỗi đau đớn, tuyệt vọng và niềm ham sống mãnh liệt của họ. Nhiều người từng mong ước, giá như thời gian có thể trở lại…" - bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chia sẻ.
Phát hiện càng sớm, khả năng chữa khỏi càng cao
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi cho biết, ung thư cổ tử cung có khả năng chữa khỏi lên đến hơn 90% ở giai đoạn tiền ung thư nếu được phát hiện kịp thời. Ở giai đoạn I, tỷ lệ chữa khỏi đạt 85 - 90%, giảm dần đến giai đoạn II còn 50 - 75%, giai đoạn III chỉ 25 - 40%. Đến giai đoạn IV, chỉ khoảng dưới 15% người bệnh còn sống sau 5 năm.
Phải mất một khoảng thời gian rất lâu để các tế bào bất thường ở giai đoạn tiền ung thư phát triển và xâm lấn qua khỏi lớp lót, thành ung thư xâm lấn. Tổn thương ung thư ban đầu chỉ khu trú ở cổ tử cung, sau đó lan dần ra quanh tử cung, lên thân tử cung, xuống âm đạo, lan qua bàng quang, trực tràng. Khối u ung thư còn có thể gây di căn hạch vùng bụng và di căn xa đến phổi, gan, xương…
"Giai đoạn tiền ung thư hoặc xâm lấn sớm, có thể chữa khỏi mà vẫn giữ được tử cung và buồng trứng, bảo tồn chức năng nội tiết và sinh sản. Còn với giai đoạn muộn, điều trị triệt để bằng phẫu thuật hay hóa, xạ trị, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng trứng, các hạch bạch huyết lân cận, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ…" - bác sĩ Thảo Nghi cho biết thêm.
Không ít chị em trì hoãn phòng ngừa hoặc e ngại khám phụ khoa, làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Tâm lý này xuất phát từ quan niệm chưa quan hệ tình dục hoặc tình dục an toàn sẽ không bị nhiễm virus HPV. Song thực tế, virus HPV được phát hiện ở nhiều phụ nữ trước khi họ quan hệ tình dục lần đầu. Việt Nam đã ghi nhận bé gái mắc ung thư cổ tử cung khi chỉ mới 14 tuổi, trường hợp hy hữu này chưa từng có trong y văn.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung là một trong những dạng ung thư có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm và được điều trị hiệu quả. Phòng ngừa và điều trị sớm ung thư cổ tử cung cũng có hiệu quả cao về mặt kinh tế.
Phòng ngừa, xét nghiệm, tầm soát và điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào cho hiệu quả? Tiêm vắc gì để phòng bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV? Độ tuổi tiêm vắc xin phù hợp? Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả trong bao lâu? Tất cả những thắc mắc về ung thư cổ tử cung sẽ được giải đáp chi tiết trong chương trình giao lưu trực tuyến: UNG THƯ CỔ TỬ CUNG: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ.
Chương trình do Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Báo điện tử www.vtv.vn tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia nổi tiếng về Sản phụ khoa và Y tế dự phòng:
• Bác sĩ BẠCH THỊ CHÍNH - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.
• Bác sĩ TRẦN VƯƠNG THẢO NGHI - Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM.
• Thạc sĩ, Bác sĩ ĐINH THỊ HIỀN LÊ - Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội.
• Hoa hậu NGUYỄN CAO KỲ DUYÊN với câu chuyện truyền cảm hứng "đồng hành cùng bệnh nhân ung thư cổ tử cung".
Thời gian: 20h ngày 19/11/2020, phát sóng trực tiếp trên Báo điện tử vtv.vn, thanhnien.vn, website vnvc.vn, tamanhhospital.vn và kênh youtube của báo Thanh Niên.
- Livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam, và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
- Tiếp sóng trên fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress và fanpage Báo Thanh Niên.
Quý độc giả có thể gửi ngay thắc mắc của mình đến địa chỉ email suckhoe@vtv.vn hoặc inbox cho fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn. Ngoài ra có thể comment trực tiếp trên livestream để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Đồng hành cùng VNVC đẩy lùi căn bệnh Ung thư cổ tử cung
Từ nay đến 19h ngày 25/12/2020, mỗi khách hàng tiêm vaccine Gardasil, đặt giữ vaccine Gardasil theo yêu cầu, hoặc mua gói vaccine có Gardasil tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước và chụp ảnh bill để check-in trên trang Facebook cá nhân, là đã cùng VNVC đóng góp 50.000 vnđ vào quỹ "Ngày mai tươi sáng" của Bộ Y tế, hỗ trợ các gia đình có nguy cơ cao mắc bệnh UTCTC.
Cụ thể: Mỗi khách hàng khi đến tiêm vaccine Gardasil, mua đặt giữ vaccine Gardasil, hoặc mua gói có vaccine Gardasil (Mỹ) ngừa HPV thực hiện các bước dưới đây:
• Bước 1: Đăng hình ảnh hoá đơn tiêm vaccine, đặt giữ vaccine theo yêu cầu hoặc mua gói có vaccine Gardasil (phòng ngừa UTCTC) của VNVC lên facebook cá nhân ở chế độ công khai.
• Bước 2: Gắn hashtag #VNVCungthucotucung #VNVCngaymaituoisang và check-in tại một trong các địa điểm của Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
Khi chương trình kết thúc, Quỹ và VNVC sẽ công bố danh sách các cá nhân đã tham gia hợp lệ và tổng số tiền đóng góp của chương trình trên website vnvc.vn và fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn
Liên hệ hotline BVĐK Tâm Anh: 1800.6858 để được tư vấn về Ung thư cổ tử cung và các phương pháp tầm soát, điều trị.
Liên hệ hotline Trung tâm tiêm chủng VNVC: 028.73006595 để được tư vấn về vaccine và đặt lịch tiêm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Lutemax 2020 – Một phức hợp độc quyền tiên tiến được phát triển từ thiên nhiên, mang đến giải pháp toàn diện giúp bảo vệ đôi mắt trước những tác hại của cuộc sống số hóa.
VTV.vn - Khoa Sản, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N. (27 tuổi, Hà Nội), đang mang thai con đầu lòng ở tuần thai thứ 38.
VTV.vn - Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 - 8/11), toàn thành phố ghi nhận 566 ca mắc sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị cấp cứu kịp thời cho 1 trường hợp trẻ 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân ngộ độc hóa chất thuốc trừ sâu.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi (trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn.
VTV.vn - Một ca cấp cứu khẩn cấp vừa diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ kịp thời cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ thận độ IV do tai nạn giao thông.
VTV.vn - Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cắt túi mật, lấy ra hơn 170 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân nữ.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.