Di chứng đột quỵ - Gánh nặng cho gia đình và xã hội

Phạm Hà (Ban Thời sự), icon
09:16 ngày 08/05/2020

VTV.vn - Đột quỵ nguy hiểm nhưng lại đến bất ngờ khiến người bệnh có thể tử vong nếu không biết cách cấp cứu kịp thời. Những di chứng về sức khỏe, tinh thần, chi phí rất nặng nề.

Thời gian gần đây, độ tuổi bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng trẻ. Trong khi đó, đột quỵ là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nếu may mắn được cứu sống thì khả năng hồi phục cũng thấp.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong do không được cấp cứu kịp thời. Những dấu hiệu ban đầu như nói ngọng, méo miệng, sụp mí, tê yếu chân tay, yếu nửa người hoặc toàn thân. Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ là người có bệnh về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp.

Theo các chuyên gia, bệnh lý đột quỵ xảy ra ở những người từ 50 - 60 tuổi, tuy nhiên, gần đây, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa mà nguyên nhân có thể là do stress, thói quen ăn uống nhiều muối, chất béo, hút thuốc lá, rượu bia.

Chính vì thế, mọi người cần xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, tập thể dục thường xuyên. Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu cần lưu ý các triệu chứng để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

3- 6 tiếng khi có dấu hiệu đột quỵ là thời gian vàng của bệnh nhân và cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để các bác sĩ can thiệp và sử dụng thuốc hiệu quả. Người nhà tuyệt đối không chích máu đầu ngón tay hay nặn chanh vào miệng vì hoàn toàn không có tác dụng mà còn làm kéo dài thời gian nhập viện.

Nguy cơ đột quỵ cao do thuốc lá điện tử Nguy cơ đột quỵ cao do thuốc lá điện tử Ngủ trưa quá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ Ngủ trưa quá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ Bệnh đột quỵ gia tăng vào mùa lạnh Bệnh đột quỵ gia tăng vào mùa lạnh

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục