Báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết: trong số 56.9 triệu người tử vong toàn cầu năm 2016, có tới 40.5 triệu, tức là khoảng 71% trường hợp do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, phổ biến nhất là các bệnh tim mạch, ung thư, các bệnh hô hấp mãn tính và bệnh đái tháo đường. Riêng Việt Nam hiện có khoảng trên 30 triệu người mắc các bệnh không lây nhiễm, chiếm khoảng 30% tỷ lệ dân số. Tuy nhiên, nguy cơ mắc các căn bệnh này hoàn toàn có thể được giảm thiểu nếu mỗi người đều có một lối sống lành mạnh.
Trong cuộc gặp mặt phóng viên báo chí do Bộ Y tế cùng Sở Y tế Hà Tĩnh phối hợp tổ chức vào cuối tháng 9 mới đây, Thạc sĩ Trương Lê Vân Ngọc, chuyên viên Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: 80% các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và 40% các bệnh ung thư có thể phòng ngừa được bằng việc thực hiện lối sống lành mạnh. Hiện nay, đã có những chỉ số cụ thể giúp người dân đảm bảo lối sống tích cực, kiểm soát nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.
Trước nhất, người dân cần đảm bảo duy trì mức cân nặng lý tưởng, cụ thể là chỉ số BMI phải dưới 23. BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index, được hiểu đơn giản là chỉ số khối của cơ thể. Chỉ số BMI của một người được tính bằng tổng cân nặng của người đó (kg) đem chia cho bình phương chiều cao (m). Trên thế giới, BMI trung bình là khoảng 25, nhưng trong khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), chỉ số này thường thấp hơn do sự khác biệt về sức vóc, thể trạng.
Hoạt động thể lực thường xuyên rất quan trọng trong đảm bảo lối sống mành lành mạnh. (Hình minh họa: vitalmed.com.br)
Bên cạnh đảm bảo mức cân nặng lý tưởng, việc đảm bảo hoạt động thể lực thường xuyên cũng là yếu tố quan trọng trong duy trì lối sống lành mạnh. Mức độ trung bình hoạt động thể lực của một người là ít nhất 30 phút một ngày. Với các trường hợp cần được kiểm soát cân nặng, mức độ này sẽ được yêu cầu nhiều hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những điều không thể bỏ qua trong lối sống lành mạnh. Chế độ ăn uống đúng khoa học là ăn từ 3 đến 5 suất rau và hoa quả mỗi ngày (một suất tương đương với 80g phần ăn được). Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi người trưởng thành nên ăn ít nhất là 400g tổng cộng rau và trái cây một ngày. Bên cạnh đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên cắt giảm đường và chất béo.
Ngoài ra, người dân nên sử dụng muối ít hơn 5mg một ngày. Theo chia sẻ của Thạc sĩ Trương Lê Vân Ngọc, rất khó để chúng ta có thể ăn theo đúng chuẩn lượng muối quy định bởi sự đa dạng trong đồ ăn, thức uống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát chúng bằng cách ăn nhạt dần trong các bữa ăn, tránh việc ăn mặn.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong đảm bảo lối sống lành mạnh là nói không với hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia bởi đây là những hành vi hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, nước ta đã có nhiều biện pháp hạn chế các yếu tố nguy cơ này như tăng thuế, cấm quảng cáo,… Tuy nhiên, nhận thức của người dân chính là yếu tố căn bản nhất có thể hạn chế được tình trạng này.
Nói không với thuốc lá mà một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp duy trì một cuộc sống lành mạnh(Hình minh họa: lamontagne.fr)
Các bệnh không lây nhiễm còn được gọi là các bệnh mãn tính, có xu hướng kéo dài và là kết quả của sự kết hợp các yếu tố di truyền, sinh lý, môi trường và hành vi. Trong đó, hầu hết các bệnh không lây nhiễm phổ biến đều có chung các yếu tố nguy cơ về hành vi lối sống như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, dịnh dưỡng không hợp lý hay ít vận động thể lực. Bệnh không lây nhiễm không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát và có thể được phòng ngừa bằng các can thiệp hiệu quả để ngăn chặn các yếu tố nguy cơ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.