Trẻ nguy kịch vì sơ cứu đuối nước sai cách
Gia đình bệnh nhi C.T. cho biết: Chiều ngày 31/5, bệnh nhi được đưa xuống bể bơi gần nhà họ hàng. Chỉ vài phút sơ xuất, bệnh nhi được mọi người xung quanh phát hiện bị đuối nước và đưa lên bờ trong tình trạng không tỉnh, tím tái, ngừng tim, ngừng thở. Sau khi được dốc ngược chạy quanh bể nhưng tình trạng không cải thiện, bệnh nhi mới được đưa đến một bệnh viện cách đó khoảng 5 phút di chuyển.
Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ nhanh chóng hồi sức tim phổi, sau 15 phút tim bệnh nhi mới đập trở lại. Trẻ được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.
Khi đến Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tiên lượng rất nặng nề.
Tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, bệnh nhi đã được các bác sĩ áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, phối hợp với liệu pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não. Sau 4 ngày hôn mê, trẻ dần tỉnh lại. Tới thời điểm hiện tại, bệnh nhi đã tỉnh, tự thở, tuy nhiên trẻ vẫn phải tiếp tục theo dõi lâu dài vì các di chứng thần kinh vẫn có thể xảy ra.
Cũng đang điều trị tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương vì đuối nước nhưng bệnh nhi B.M. (20 tháng tuổi, trú tại Ninh Binh) không may mắn như bệnh nhi C.T..
Sau khi phát hiện đuối nước, bệnh nhi M. không được cấp cứu ban đầu mà bị vác ngược chạy vòng quanh. Khi không hiệu quả, bệnh nhi được đưa đi cấp cứu nhưng thời gian di chuyển đến bệnh viện tỉnh quá dài, trên 30 phút.
Bệnh nhi B.M. đang được các bác sĩ điều trị tích cực, tuy nhiên tiên lượng vẫn rất nặng nề.
Vì vậy, dù trẻ có nhịp tim trở lại sau 15 phút cấp cứu ở tuyến dưới song khi áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, tiên lượng di chứng thần kinh nặng nề.
Những con số báo động
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những năm qua cũng đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi nặng và nguy kịch vì đuối nước. Chỉ tính riêng trong 6 ngày từ 30/5/2023 - 4/6/2023, tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã tiếp nhận 7 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do đuối nước tại bể bơi và ao hồ. Trong số này, có 3 bệnh nhi ngừng tim kéo dài và 4 bệnh nhi suy hô hấp nguy kịch.
Điều đáng nói, trong số 7 bệnh nhi, chỉ có duy nhất 1 bệnh nhi được hồi sức ban đầu đúng cách, các trường hợp còn lại đều được cấp cứu sai cách. Nhiều trường hợp dù không tỉnh, không thở nhưng vẫn không được cấp cứu ngừng tim ngay, thay vào đó là bế dốc chạy vòng quanh, làm chậm trễ cấp cứu.
Theo TS.BS. Phan Hữu Phúc - Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương; Tổng thư ký Hội Nhi Khoa Việt Nam, sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. Do đó, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay vì đây là thời điểm vàng để cứu sống trẻ.
Với trường hợp của bệnh nhi C.T., thời gian bệnh nhi bị ngừng tim kéo dài, không được hồi sức tim phổi ngay do sơ cứu sai cách bằng cách dốc ngược chạy. Song, may mắn là nơi bệnh nhi gặp nạn gần kề cơ sở y tế. Bên cạnh việc hồi sức tích cực cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một phần rất lớn quyết định thành công của ca bệnh này đó chính là bệnh nhi đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn hiệu quả ở tuyến trước.
Sơ cứu trẻ bị đuối nước.
TS.BS Phan Hữu Phúc cho biết, để hồi sức thành công được các trường hợp ngừng tim do đuối nước cần áp dụng phối hợp rất nhiều các biện pháp hồi sức tích cực. Bên cạnh các biện pháp hồi sức thường quy, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã áp dụng liệu pháp hạ thân nhiệt chủ động theo đích, nghĩa là dùng các thiết bị đưa thân nhiệt cơ thể trẻ giảm xuống 33-34 độ C trong một vài ngày để bảo vệ não, tránh não tổn thương nặng hơn, giúp hồi phục trở lại.
"Tuy nhiên chỉ định và hiệu quả của liệu pháp hạ thân nhiệt phụ thuộc vào thời gian trẻ ngừng tim và trẻ có được hồi sức tim phổi kịp thời và đúng cách hay không. Trường hợp trẻ ngừng tim kéo dài nhưng trong suốt khoảng thời gian đó trẻ được hồi sức tim phổi tốt thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn. Ngược lại, nếu trẻ chỉ ngừng tim 5-7 phút thôi nhưng lại không được xử lý cấp cứu ban đầu đúng cách thì kết quả điều trị sẽ không khả quan bằng" - Bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Cấp cứu ban đầu đúng cách - Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của trẻ đuối nước
Các bác sĩ cho biết, trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, ngừng tim dẫn đến tử vong nhanh chóng. Phần lớn trẻ đuối nước tử vong hoặc di chứng thần kinh do tổn thương não thiếu oxy kéo dài là những trẻ không được cấp cứu hoặc cấp cứu ban đầu không đúng cách tại hiện trường.
Một thực tế đáng báo động là mặc dù đã được ngành Y tế các cấp truyền thông rộng rãi nhiều năm nay nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa nắm được kỹ năng cấp cứu đúng khi tiếp cận xử trí một trẻ bị đuối nước.
Mùa hè với thời tiết nắng nóng và kỳ nghỉ kéo dài là thời điểm trẻ em thường xuyên tham gia hoạt động bơi lội hoặc đi chơi, du lịch ở những địa điểm có hồ nước, sông, suối, biển,... do đó nguy cơ bị đuối nước sẽ càng tăng cao. Với mong muốn cung cấp kiến thức, kỹ năng đúng về cấp cứu trẻ bị đuối nước cho cộng đồng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phối hợp cùng Hội Nhi khoa Việt Nam xây dựng video "Cấp cứu trẻ bị đuối nước":
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.