"Không hoang mang nhưng cũng không lơ là với H7N9"

Thái Bình, icon
12:43 ngày 10/04/2013

Chiều qua (9/4), Bộ trưởng bộ Y tế đã đến kiểm tra tình hình phòng chống cúm A/H7N9 tai sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

Theo báo cáo của trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, hiện nay, Sân bay Tân Sơn Nhất đã thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ giám sát tất cả hành khách nhập cảnh, quá cảnh, đặc biệt là hành khách từ Trung Quốc. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, quần áo chống dịch, khẩu trang N95, máy móc, hóa chất khử trùng nhà ga.

Tại sân bay, luôn có 2 xe cứu thương túc trực và thiết lập đầu mối liên hệ Trung tâm cấp cứu 115, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 sẵn sàng tiếp nhận người nghi nhiễm cúm. Sở Y tế giao bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Nhân dân Gia định, Nguyễn Tri Phương có kế hoạch để sẵn sàng nhận bệnh...

Sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã chuẩn bị sẵn sàng máy giám sát thân nhiệt hồng ngoại, máy đo nhiệt độ bấm tai, khẩu trang, quần áo bảo hộ, cloramin sát khuẩn...

Khó khăn trong công tác chống dịch hiện nay là máy đo thân nhiệt chỉ phát hiện bệnh nhân sốt, chứ không phát hiện được người ủ bệnh, chưa có test nhanh để chẩn đoán bệnh...

‘ Bộ trưởng bộ Y tế trả lời báo chí về công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9. (Ảnh: Thuận Thắng)

Đến hôm nay, Trung Quốc đã phát hiện 24 ca mắc cúm A/H7N9, 7 người tử vong. bộ Y tế nhận định cúm A/H7N9 rất phức tạp, diễn tiến nhanh, chưa rõ lây truyền, khó kiểm soát gia cầm nhập lậu tại khu vưc biên giới...

Mỗi ngày, sân bay Tân Sơn Nhất có 100 chuyến bay, 10.000 – 15.000 hành khách. Từ 1/4 - 7.4, sân bay Tân Sơn Nhất đã có 67.000 hành khách được giám sát thân nhiệt, trong đó từ vùng dịch ở Trung Quốc 6.000 lượt, chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao tính sẵn sàng, công tác kiểm dịch, dự phòng, điều trị của TP.HCM. Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống dịch SARS 10 năm, cúm A/H5N1.

Ngoài ra, khó khăn hiện nay là Việt Nam đã có 1 ca tử vong H5N1 ở Đồng Tháp, có đường biên giới với Campuchia. Hiện tại, ở Campuchia đã có 9 ca tử vong do H5N1.

Bộ trưởng bộ Y tế nhấn mạnh người dân không nên hoang mang vì cúm A/H7N9, do chủng cúm này chưa lây từ người sang người, tuy nhiên cũng không được lơ là.

Giải pháp phòng, điều trị, hậu cần, thuốc phải luôn sẵn sàng. Ngăn chặn từ ngoài vào, cảnh giác với những ca có biểu hiện bệnh dịch.

Công tác truyền thông phải đi trước nhận thức một bước nhằm nâng ý thức của người dân trong công tác phòng và trị bệnh. Bên cạnh đó, vai trò phối hợp với các cơ quan chức năng cũng rất quan trọng.

Cùng chuyên mục