Liệu sữa bán ở Việt Nam có đủ hàm lượng đạm quy định?

Kim Xuân , icon
04:07 ngày 05/03/2013

 Hàm lượng đạm như thế nào là thấp và trong sữa được quy định là bao nhiêu là đủ? Đây là câu hỏi mà người tiêu dùng đặt ra đối với các cơ quan chức năng trong những ngày gần đây.

Ảnh minh họa (Nguồn: vietnamplus.vn)

Câu chuyện về hàm lượng đạm trong sữa thấp là câu chuyện không còn mới. Cuối 2008 đầu 2009, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế đã công bố gần 40 sản phẩm sữa có hàm lượng đạm thấp hơn nhiều so với công bố. Liệu câu chuyện về hàm lượng đạm có một lần nữa lặp lại hay không?

Hiện trên thị trường có khoảng 200 mác sữa và mỗi mác lại có nhiều loại khác nhau. Như vậy, việc quản lý các sản phẩm sữa không đơn giản.

Vấn đề không chỉ là khâu cấp phép mà các cơ quan chức năng cần thường xuyên tiến hành hậu kiểm. Trên thực tế, chỉ khi nào các cơ quan truyền thông hoặc cảnh báo của các nước về một loại sản phẩm sữa nào đó có vấn đề thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc.

Trong khi đó, người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng vào những công bố của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, khi có bất cứ một vấn đề gì xảy ra, người tiêu dùng bao giờ cũng chịu thiệt thòi.

Theo quy định hiện nay, trong sữa phải có 5 thành phần chính là: đạm, chất béo, đường lactose, vi khoáng chất và nước. Tỷ lệ các chất này sẽ quyết định chất lượng cũng như màu sắc, độ đặc của sữa. Các nghiên cứu cho thấy, nhiều sản phẩm sữa với công thức cho trẻ đang lưu hành trên thị trường chỉ có tỉ lệ đạm dưới 20%, trong khi quy định của Việt Nam phải là 34%.

Trong khi đó, theo tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), sữa bột công thức cho nhóm trẻ 0 - 12 tháng, tỷ lệ đạm dao động 11 - 18% là đạt chuẩn. Do đó, câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng đang đặt ra hiện nay là: tiêu chuẩn về hàm lượng đạm trong sữa như thế nào được xem là đúng và phù hợp đối với trẻ?



Cùng chuyên mục