Theo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, long nhãn có còn có nhiều tên gọi khác như lệ chi nô, á lệ chi, mạy ngận… là cùi của quả nhãn đã sấy khô. Vào mùa hạ và mùa thu, người dân thường hái quả nhãn đã chín về để làm long nhãn với công thức như sau: quả nhãn chín có cùi dày, ráo nước đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ từ 40 đế 50 độ C. Đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra bóc vỏ, lấy cùi đã nhăn vàng, rồi sấy ở hiệt độ từ 50 đến 60 độ C đến khi nắm mật không dính tay (độ ẩm dược liệu dưới 18%) thì bỏ ra, tách rời từng cùi một. Chú ý giữ vệ sinh khi bóc cùi và khi sấy, phơi. Chùm quả trước khi phơi hoặc sấy có thể nhúng nước sôi từ 1 đến 2 phút.
Trong y học cổ truyền, long nhãn được ghi có vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh tâm và tỳ có tác dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, an thần trí. Long nhãn là một vị thuốc bổ, chữa các bệnh suy nhược thần kinh, tim đập hồi hộp, kém ngủ, hay quên và đại tiện ra máu. Liều dùng là từ 6 đến 15g một ngày, sắc nước uống hoặc chế thành cao, ngâm rượu, viên hoàn.
Có một số trường hợp được khuyến cáo không nên dùng long nhãn là những người bên ngoài cảm mạo, bên trong uất hoả, đầy bụng.
Quả nhãn tươi (Hình minh họa: exoticfruitbox.com)
Một số bài thuốc có long nhãn trong y học dân gian:
- Chữa tư lự quá nhiều, hồi hộp khó ngủ, hay quên: long nhãn 30g, phục thần 30g, hoàng kỳ 30g, toan táo nhân 3g, nhân sâm 15g, mộc hương 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viễn chí 3g. Tất cả ngâm rượu uống.
- Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt mỏi: long nhãn 50g, cao ban long 40g. Sắc long nhãn, thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan cao sau đó để nguội, thái thành miếng nhỏ. Uống mỗi lần 10g vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm.
- Bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần: dùng cháo long nhãn cho người huyết hư. Công thức bao gồm long nhãn 16g, đại táo 15g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 100g nấu cháo ăn thường xuyên mỗi ngày một thang, ăn liên tục vài ba tuần.
- Tác dụng ích khí huyết, bổ thận âm: dùng long nhãn 16g, hoài sơn 16g, giáp ngư 500g. Giáp ngư mổ bỏ ruột, cắt thành miếng rồi đem hầm với 2 vị thuốc trên, khi chín nhừ nêm gia vị vào, ăn thịt và uống nước.
- Bổ can, thận, ích khí huyết: dùng câu kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hoàng tinh 12g, đường kính 50g, trứng chim bồ câu 4 quả. Lấy ba vị thuốc đem rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào nồi thêm 3 bát nước đun sôi, sau 30 phút đập trứng chim câu vào, chia đều uống làm hai ngày, mỗi ngày một lần, trong vài tuần.
- Bổ ích khí huyết, dưỡng tâm an thần: long nhãn tươi 300g, đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào chưng kỹ, để nguội rồi cho vào lọ kín. Mỗi lần ăn từ 12 đến16g, ngày 2 lần.
- Bổ huyết, điều trị chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược, thể trạng mệt mỏi, đoản hơi: long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống ấm.
- Tác dụng an thần, ích trí, trị chứng mất ngủ, trí nhớ suy giảm, hay quên, lo nghĩ quá nhiều dẫn đến tâm hồi hộp, loạn nhịp, hoa mắt, chóng mặt: dùng long nhãn 16g, câu đằng 12g, toan táo nhân 10g, thục địa 16g.
- Trường hợp tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng: dùng bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống, ngày 1 thang.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.