Ổi là loại quả quen thuộc với rất nhiều người. Quả ổi thơm giòn là món ăn vặt hay món tráng miệng yêu thích của phần đông người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Thân thuộc là vậy, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng ổi cũng là bài thuốc đặc biệt hữu ích dành cho hệ tiêu hóa. Quả ổi, vỏ rộp ổi, lá ổi, búp ổi… có thể "đánh bay" rất nhiều loại bệnh liên quan đến tiêu hóa thông thường mà cách thực hiện lại vô cùng đơn giản.
Theo các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Dược liệu - Dược cổ truyền Việt Nam trong cuốn "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" (NXB Khoa học Kỹ thuật), ổi có vị chát, hơi chua, tính mát, có công năng đặc biệt trong sáp trường chỉ tả (chữa tiêu chảy kéo dài).
Theo đó, quả ổi xanh được dùng chữa tiêu chảy bằng cách nhai quả, nuốt nước, bỏ bã. Bởi vậy, người bình thường nếu ăn ổi xanh sẽ bị táo bón. Quả ổi xanh còn có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Quả ổi chín (nhất là loại chín mềm, vỏ ngoài màu vàng) chứa nhiều pectin nên có tác dụng nhuận tràng. Có thể dùng quả chín ăn hàng ngày hoặc làm mứt ăn dần.
Quả ổi chín (Hình minh họa: fineartamerica.com)
Vỏ rộp ổi chứa tanin (những hợp chất polyphenol có trong thực vật, vị chát) có tác dụng làm săn, giảm đau, sát khuẩn, thường dùng phối hợp với các dược liệu khác. Lá non và búp ổi là vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài, thường dùng dạng thuốc sắc hay thuốc hãm với liều hàng ngày từ 15 đến 20g. Lá ổi nấu nước tắm còn có thể trị được rôm sẩy, lở ngứa. Ngoài ra, vỏ thân và vỏ rễ ổi cũng được dùng để chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét với liều 15g sắc uống.
Trong y học Trung Quốc, dịch ép quả ổi trị đái tháo đường và quả ổi chín phơi khô là thuốc chữa kiết lỵ.
Ở Ấn Độ, lá ổi có công dụng trị vết thương, vết loét và là chất làm săn đối với ruột. Lá non là thuốc bổ trong chữa những bệnh về chức năng tiêu hóa. Nước sắc lá phần nào có hiệu quả làm ngừng nôn và tiêu chảy trong bệnh dịch tả. Nước sắc lá non và búp ổi thì uống để trị lỵ, khi dùng tắm có công dụng hạ sốt, chống co thắt. Nước hãm lá được dùng trong bệnh về não và viêm thận. Lá giã nát đắp trị thấp khớp, cao chiết lá được dùng trong động kinh và múa giật (bệnh rối loạn vận động làm cho cơ thể chuyển động không có chủ ý, không thể đoán được), cồn thuốc từ lá được xát lên cột sống trẻ em bị co giật. Nước sắc lá ổi súc miệng còn có thể trị đau răng và nhọt ở lợi.
Nước sắc vỏ cây ổi có tác dụng làm săn và trị chứng tiêu chảy ở trẻ em. Hoa ổi được coi là có tác dụng làm mát cơ thể, trị viêm phế quản. Quả có tác dụng bổ, làm mát, nhuận tràng, trị đau bụng, chảy máu lợi, tiêu chảy và lỵ. Quả ổi cũng có trong thành phần một bài thuốc 5 vị để chữa hen. Bột nhão từ búp non cây ổi và búp non bạch đồng nữ với tỷ lệ bằng nhau, trộn với ít muối ăn được dùng chữa đau dạ dày do đầy hơi.
Ở nước cùng khu vực Đông Nam Á là Indonesia, ổi được dùng chữa đau dạ dày và tiêu chảy. Rễ ổi phối hợp với lá tần cửu và 2 dược liệu khác chữa tiêu chảy ra máu. Vỏ cây có trong thành phần một số bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy thường và tiêu chảy ra máu.
Ở Nepan, người dân uống dịch ép từ vỏ thân cây ổi để chữa lỵ và tiêu chảy ra máu, uống dịch ép rễ cây ổi để chữa lỵ. Vỏ thân của 3 cây: ổi, ban và vối rừng được trộn lẫn với tỷ lệ bằng nhau và nghiền nát, lấy dịch uống để trị tiêu chảy ra nhiều nước và lỵ. Búp ổi non sao vàng, sắc uống trị tiêu chảy.
Ở Haiti, người dân cũng dùng dịch ép quả hoặc nước sắc lá uống để trị tiêu chảy. Ở Mexico, cao nước lá ổi trị tiêu chảy không nhiễm khuẩn. Ở Brazil, búp ổi chứa tiêu chảy, viêm lợi. Ở Bờ Biển Ngà, nước sắc lá ổi được dùng uống có tác dụng thông mật và trị tiêu chảy.
Lá ổi (Hình minh họa: stylecraze.com)
Các bài thuốc có ổi:
- Chữa tiêu chảy (7 bài thuốc):
+ Búp ổi 12g, vỏ thân ổi, tô mộc mỗi vị 8g, gừng 2g, sắc uống ngày một thang.
+ Búp ổi 20g, lá khổ sâm 12g, gừng sống 8g. Tất cả băm nhỏ, sao uống làm hai lần trong ngày.
+ Búp ổi (sao qua) 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng nướng chín 10g. Tất cả sắc uống, ngày một thang.
+ Lá ổi, vỏ quả bòng khô mỗi vị 20g, lá chè tươi 10g, gừng tươi 2 lát. Sắc uống trong ngày.
+ Búp ổi 8g, củ sả 16g, củ riềng (thái lát) 8g, sao qua, sắc đặc, uống trong ngày.
+ Lá ổi 8g, vỏ rụt (mộc hương nam) 12g cùng thần khúc, thảo quả, hoặc hương, mỗi vị 8g và can khương 6g. Tán bột, làm viên, uống ngày từ 8 đến 10g.
+ Vỏ rộp ổi, vỏ cây vối, đọt cây hồng xiêm mỗi vị 20g. Sao vàng hạ thổ (phương pháp đem rang dược liệu trên chảo tới khi dược liệu có mùi thơm, sau đó lấy một miếng vải sạch chải trên mền đất, đổ dược liệu đã sao vàng lên miếng vải trong khoảng thời gian 30 đến 40 phút đến khi dược liệu nguội rồi đem sử dụng), sau đó sắc đặc uống trong ngày. Cũng có thể dùng dạng bột, mỗi ngày uống từ 15 đến 20g.
- Chữa thổ tả: vỏ rộp ổi sao đen, lá phèn đen mỗi vị 40g; hoài sơn sao đen, liên nhục sao đen mỗi vị 20g; trạch tả sao, trư linh, bạch truật sao vàng, bạch linh, hoắc hương mỗi vị 12g. Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn, mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày 2 lần.
- Chữa lỵ: vỏ rộp ổi, hạt mã đề, hoa hòe, rễ mơ lông mỗi vị 8g. Sao vàng, sắc uống với liều ngày một thang.
- Chữa khí hư: vỏ rộp ổi, vỏ cây sắn thuyền cùng rễ cỏ tranh, mỗi vị 30g. Sắc uống, ngày một thang.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).