Vậy cần chuẩn bị gì để quá trình điều trị tăng tỷ lệ thành công, tiêm vaccine phòng COVID-19 vào thời điểm nào là phù hợp?
Bùng phát dịch COVID-19 với nhiều biến chủng nguy hiểm đã khiến hành trình "tìm con" của các cặp vợ chồng gặp vấn đề về vô sinh hiếm muộn ít nhiều bị gián đoạn. Tuy nhiên, thông tin về việc nới lỏng giãn cách xã hội tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và rất nhiều các tỉnh, thành đã giúp cho các cặp vợ chồng thêm hy vọng trở lại điều trị.
PGS. TS. BS. Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh Hà Nội cho biết, những ngày gần đây, nhiều bệnh nhân vốn trì hoãn điều trị do dịch bệnh và giãn cách xã hội đã liên lạc lại với bệnh viện để hỏi thông tin về việc trở lại điều trị. Nhiều người sốt ruột do bị trì hoãn khá lâu nên mong muốn được tiếp cận những phương pháp điều trị hiện đại, giúp tăng tỷ lệ thành công.
Tại khu vực phía Nam, dù phải đối mặt với tình hình "nóng" của COVID-19 nhưng nhiều cặp đôi hiếm muộn đã sẵn sàng trở lại điều trị. ThS. BS. Giang Huỳnh Như chia sẻ: "Nhiều người khi liên lạc với bệnh viện, sau khi được bác sĩ tư vấn đã hiểu rằng điều trị hiếm muộn càng sớm, cơ hội thành công càng cao".
Nhiều thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đối mặt với vấn đề hiếm muộn, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh. Vấn đề vô sinh đang là gánh nặng của ngành y tế Việt Nam. Đáng báo động, có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.
Theo PGS. TS. BS. Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, tỷ lệ IVF thành công trung bình trên thế giới khoảng 40 - 50%, tại Việt Nam khoảng 35 - 40%. Tuy nhiên, tỷ lệ IVF thành công trung bình tại BVĐK Tâm Anh đạt khoảng 63%. Trong đó, rất nhiều trường hợp là phụ nữ lớn tuổi, nam giới không có tinh trùng, người bệnh có bệnh lý kèm theo. Đặc biệt, tỷ lệ IVF thành công ở nhóm người bệnh dưới 30 tuổi lên tới 70%.
Với mong muốn tạo điều kiện cho cặp vợ chồng mong con được tiếp cận thông tin khoa học chính thống, gặp gỡ các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn hàng đầu tại Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Báo điện tử VnExpress tổ chức Tuần tư vấn với chủ đề "Điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả sau giãn cách xã hội" từ ngày 23-29/9/2021.
IVF là hành trình dài với nhiều gian nan, thử thách. Các cặp vợ chồng cần kiên trì, hợp tác, chuẩn bị tốt về cả vật chất lẫn tinh thần trước khi tiếp nhận điều trị. Theo PGS. Lê Hoàng, một trong những yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ IVF thành công là thời điểm điều trị. Bởi vậy, sau một năm quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng cần đi khám để tìm ra nguyên nhân, tình trạng đang gặp nhằm can thiệp kịp thời. Hơn nữa, khi bị vô sinh nhiều năm, nếu không điều trị sớm có thể gây khó khăn, phức tạp hơn trong quá trình điều trị.
Do đó, ngay khi có thể lưu thông thuận tiện hoặc khi đã quyết định điều trị, các cặp vợ chồng nên sớm đến các trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín để được khám, tư vấn và sẵn sàng hành trình tìm con. Các quy định của Bộ Y tế khẳng định, không cản trở việc điều trị bệnh của người dân, bao gồm điều trị vô sinh hiếm muộn. Chờ đợi trở lại trạng thái bình thường mới quá lâu sẽ khiến người bệnh đôi khi bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi của mình.
ThS. BS. Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hồ Chí Minh chia sẻ thêm: "Dù dịch bệnh hay giãn cách, chúng tôi không bỏ phí thời gian vàng của bệnh nhân. Bệnh viện luôn nỗ lực tìm cách để bệnh nhân không bị ngắt quãng điều trị. Việc kích trứng, chọc hút, chuyển phôi và theo dõi thai kỳ được thực hiện đồng thời với các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, do đó, người bệnh có thể yên tâm khi điều trị hiếm muộn tại các bệnh viện uy tín mà không cần quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm".
Có thể thấy rằng, thành công trong việc thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài việc chuẩn bị tâm lý thoải mái, chế độ dinh dưỡng, tiêm vaccine COVID-19 và các loại vaccine phòng ngừa bệnh khác, cần chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín. BVĐK Tâm Anh luôn nỗ lực không ngừng đồng hành giúp các cặp vợ chồng mong con hoàn thành tâm nguyện thiêng liêng bằng cách chuẩn bị điều kiện tối ưu để ứng dụng những tiến bộ khoa học mới vào điều trị vô sinh.
Phòng Lab hiện đại và đạt chuẩn phòng sạch cấp độ 5 đầu tiên tại Việt Nam của IVF TA HCM sẽ được đưa vào sử dụng ngay sau khi hết giãn cách, trở thành phòng lab hiện đại hàng đầu Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cao tỷ lệ thành công nhờ nhiều loại máy móc nuôi phôi hiện đại, máy móc thiết bị giảm thiểu hư hỏng trứng, tinh trùng và phôi trong quá trình chọc hút, lọc rửa, nuôi cấy…
Bên cạnh đó, việc thành thục các siêu kỹ thuật như micro TESE trong điều trị vô sinh nam giúp tìm ra tinh trùng tử nhỏ nhất bên trong tinh hoàn nam giới sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ thành công với các trường hợp nam giới vô sinh do nguyên nhân không có tinh trùng hoặc tinh trùng không đảm bảo chất lượng.
Nhằm giải đáp thắc mắc của độc giả về điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả, đặc biệt là sau thời điểm giãn cách xã hội, BVĐK Tâm Anh phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam cùng Báo điện tử VNExpress tổ chức chương trình Livestream "Điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả sau giãn cách xã hội" vào lúc 20h00 ngày 23/9 trên Báo điện tử VTV, VnExpress, website: tamanhhospital.vn, Báo Thanh Niên, Báo điện tử Zing, YouTube Báo Thanh Niên, Youtube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Chương trình cũng tiếp sóng trên ứng dụng VTVGo - Đài truyền hình Việt Nam và các fanpage Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, IVF Tâm Anh, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Nutrihome - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng, Fanpage Báo điện tử VnExpress.net, Báo Thanh Niên.
PGS. TS. BS. Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội; ThS. BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hồ Chí Minh; BSCKI Lê Đức Thắng - Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội; BS Nguyễn Lệ Tủy - Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Hà Nội sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của độc giả. Độc giả đặt câu hỏi tại đây.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.