Nhiều phụ nữ mang thai mắc sởi
Hiện, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho 8 trường hợp người lớn bị sởi. Trong đó, có 2 sản phụ, một sản phụ đang mang thai tuần thứ 36 và một sản phụ đang mang thai tuần thứ 24 mắc sởi.
Sản phụ 30 tuổi đến từ Từ Sơn, Bắc Ninh cho biết: cách đây khoảng hơn 1 tuần thấy sốt cao, sau đó xuất hiện nốt ban đỏ. Lo lắng khi đang mang thai tuần thứ 24, sản phụ đi khám chuyên khoa sản thì được bác sĩ chỉ định đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Với các dấu hiệu điển hình của bệnh sởi: sốt cao, có ho, phát ban từ sau tai, lên mặt, lan xuống thân mình, ngực, lưng; ban đỏ sẩn, đau mắt, chảy nước mắt nhiều, các bác sĩ đã chỉ định chị phải nhập viện để điều trị và theo dõi.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: từ những tháng cuối năm 2018 đến nay, khoa tiếp nhận nhiều các trường hợp mắc sởi đến khám, nhập viện. Nếu vài tháng trước, trung bình mỗi tháng có khoảng 10 trường hợp điều trị thì chỉ trong hai ngày gần đây (9-10/1), khoa đã có 8 ca. Một số ca trong tình trạng mắc sởi trên nền cơ địa đặc biệt như có thai, mắc các bệnh tim, phổi, thận... mãn tính.
Với thai phụ mắc sởi, PGS. Cường cảnh báo nguy cơ dễ sảy thai, đẻ non do sốt rất cao, dễ bội nhiễm do suy giảm miễn dịch hơn người khác.
Cũng theo PGS. Cường: Trẻ em và phụ nữ có thai hoặc bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi. Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 40 độ C, sốt liên tục. Người bệnh thường bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan hoặc có đờm), tiêu chảy,..
Sau khi sốt 3 - 4 ngày, người bệnh bị phát ban đầu tiên mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất. Thể nhẹ, ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân,... Sau đó ban bắt đầu bay, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Cần phân biệt bệnh sởi với ban do dị ứng (phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng...). Một số trường hợp kết mạc mắt đỏ, khám họng thấy có chấm trắng trong niêm mạc miệng (hạt Koplick). Người bệnh thường ăn kém, mệt mỏi, trẻ em quấy khóc,...
Sởi thường diễn biến tự khỏi. Tuy nhiên, có thể có khoảng 30% trẻ em và 5% người lớn sẽ có biến chứng như viêm phế quản - phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm não, suy dinh dưỡng,... Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà người bệnh vẫn còn sốt.
Về điều trị bệnh sởi, chủ yếu là các biện pháp điều trị hỗ trợ, giảm triệu chứng. Dùng các thuốc hạ sốt, bù dịch, ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh thân thể, cần đổi quan niệm là sởi thì cần phải kiêng nước kiêng gió. Sau khoảng 1-2 tuần thì sẽ hồi phục hoàn toàn.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu
Tất cả mọi người chưa bị sởi lúc còn nhỏ hoặc chưa được tiêm phòng vaccine sởi đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo tiêm vaccine hỗn hợp 3 trong 1 (MMR- sởi- quai bị - rubella) là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng ngừa cả 3 bệnh này.
Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin A. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân…).
Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Lau sàn nhà, tay nắm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế… bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch từ 1 - 2 lần/ngày.
Mọi người trong cộng đồng đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cá nhân. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt trong những phòng chật hẹp, thiếu không khí trong khu vực ổ dịch. Khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.
VTV.vn - Một bệnh nhân 18 tuổi, vừa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng sau khi xuất hiện mất ngủ nhiều, mệt mỏi, buồn chán...
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo về danh sách các cơ sơ bán lẻ thuốc trực bán thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức ra viện cho bệnh nhi P.T.Q. (nam, 8 tuổi) bị ngộ độc Abamectin - một loại thuốc trừ sâu nguồn gốc vi khuẩn.