Tháng 3/2021, một bệnh nhân nam, 63 tuổi, có tiền sử đái tháo đường, từng sống trong vùng ngập lụt miền Trung, nhập viện sau 2 tháng bị sốt, ho, khó thở.
Trước đó, bệnh nhân đã được điều trị ở nhiều bệnh viện tuyến huyện và tỉnh với chẩn đoán viêm phổi, chưa loại trừ ung thư phổi nhưng không đỡ.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng sốt cao rét run, khó thở suy hô hấp, đau ngực, đau vùng thắt lưng mông và mặt trước cẳng chân trái, đại tiểu tiện không tự chủ.
Sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết do Burkholderia pseudomallei có nhiều ổ nhiễm khuẩn khu trú (viêm phổi diện rộng 2 bên, áp xe cơ nhiều nơi).
Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực bằng kháng sinh, kiểm soát và hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, kiểm soát đường máu và các rối loạn nội môi, phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe ở các khối cơ, nuôi dưỡng tích cực.
Sau gần 2 tháng điều trị, bệnh nhân ra viện trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, hô hấp-tuần hoàn ổn định, vết mổ liền sẹo tốt.
Hình ảnh X-quang phổi ở bệnh nhân mắc Whitmore. Ảnh: BVCC
Theo các bác sĩ, bệnh Whitmore do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra, thường gặp ở các nước Đông Nam Á, Bắc Úc, Nam Á và Trung Quốc. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925.
Bệnh xuất hiện rải rác tại các địa phương trong cả nước, hay xảy ra vào mùa mưa và gia tăng trong thời gian gần đây. Vi khuẩn tồn tại trong môi trường đất và nước ô nhiễm. Bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc với nguồn đất, nước có chứa vi khuẩn qua các vết trầy xước ngoài da.
Những người có sức đề kháng bị suy giảm, có bệnh lý nền như đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan, thận, bệnh phổi mạn tính có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh diễn biến thường cấp tính, hay gặp nhất là viêm phổi hoại tử, áp xe phổi; viêm mủ hoại tử, áp xe ở da, cơ, xương, khớp; có thể gây viêm mủ, áp xe ở các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, não-màng não. Hơn một nửa số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết và 1/4 có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Những bệnh nhân có viêm phổi, viêm não-màng não, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn là những bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh diễn biến bán cấp tính hoặc mạn tính, hay tái phát. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh nhiễm trùng khác nên việc chẩn đoán khó khăn, thường là muộn.
Điều trị bệnh Whitmore hiện nay còn rất khó khăn. Tất cả các trường hợp nhiễm Burkholderia pseudomalei từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị kháng sinh phù hợp với phác đồ tấn công ban đầu kéo dài ít nhất từ 2 tuần đến 8 tuần, tùy theo cơ quan bị tổn thương bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Sau đó, phác đồ điều trị củng cố kéo dài tối thiểu 3 tháng, thậm chí có thể 6 tháng hoặc hơn bằng kháng sinh đường uống. Ngoài ra, người bệnh nặng cần được điều trị hồi sức tích cực và các điều trị hỗ trợ khác như: bảo đảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, điều chỉnh các rối loạn nội môi, kiểm soát đường máu, phẫu thuật chích rạch và dẫn lưu các ổ áp xe, nuôi dưỡng tích cực.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Để dự phòng bệnh, cần chú ý đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm; sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm; nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.