Mới đây, ông P.N.T (64 tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên) đến Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng da toàn thân bong tróc, rò dịch ở 2 chân kèm theo các khớp ngón tay, ngón chân, mắt cá, khớp gối… sưng to và đau nhức.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết, ông bị vảy nến nhiều năm nay nhưng chỉ khô và tróc vảy nhẹ một ít ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân. Khoảng 8 tháng trước, ông T. lên mạng, đọc được thông tin có loại thuốc "trong uống ngoài bôi" chấm dứt vảy nến nên đã đặt mua và sử dụng.
Ông uống thuốc hai mươi ngày đầu thấy bình thường, đến ngày 21 thì vảy nến bong từng mảng, rỉ dịch, các khớp gối, khớp ngón tay, ngón chân và mắt cá chân sưng to đau nhức, đi lại khó khăn. Lo sợ, ông gọi điện cho người bán thì được "trấn an" càng bong càng tốt.
Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, sau nhiều lần bong vảy, da ông bắt đầu mưng mủ, rỉ dịch, tiếp đó các khớp tay, chân, gối... sưng đỏ gây đau nhức, đi lại khó khăn. Sau đó, ông được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương và chuyển đến Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.
Một trường hợp khác, bệnh nhân nam L.H.N (18 tuổi, trú tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) nhập viện trong tình trạng da đỏ và tróc vảy toàn thân, da vùng lưng rạn nứt, người mệt mỏi, ớn lạnh… Bệnh nhân cho biết bị vảy nến khoảng một năm nay.
Hơn 1 tháng trước, bệnh nhân mua 3 hộp thuốc trị bệnh vảy nến trên mạng. Sau khi sử dụng hết, bệnh nhân thấy tình trạng vảy nến thuyên giảm khoảng 60%. Tuy nhiên, khi ngưng thuốc được 5 ngày, vảy nến bùng phát dữ dội, da bong tróc toàn thân, vùng lưng bắt đầu rạn nứt, người ngứa ngáy, mệt, ớn lạnh…
Đây chỉ là hai trong nhiều trường hợp mắc vảy nến chuyển nặng được điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh thời gian gần đây. Theo thống kê mỗi năm, Bệnh viện Da liễu khám và điều trị cho hơn 52.000 lượt bệnh nhân vảy nến; trong đó có rất nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị do sử dụng các loại thuốc uống, thuốc thoa, thuốc tiêm không rõ nguồn gốc.
Thăm khám cho bệnh nhân vảy nến. Ảnh: TTXVN
Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Trưởng Khoa Lâm sàng 2 cho biết: Có nhiều người bệnh sau khi xem quảng cáo trên mạng xã hội đã tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc với hy vọng chấm dứt bệnh vảy nến. Tuy nhiên, thực tế bệnh không giảm mà còn nặng thêm, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa phần các loại thuốc uống, thuốc thoa này có chứa thành phần kháng viêm như corticosteroid nên khi mới sử dụng da sẽ láng mịn. Điều này tạo sự tin tưởng để bệnh nhân tiếp tục sử dụng. Thực tế khi ngưng thuốc, bệnh sẽ diễn tiến nặng dần lên, da toàn thân tróc vảy có thể đi kèm với mụn mủ, sưng đau các khớp tay, chân gây biến dạng, không hồi phục được; thậm chí nếu da tổn thương quá nhiều có thể gây ra nhiễm trùng huyết với nguy cơ tử vong cao.
Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, các chứng cứ khoa học cho thấy, bệnh vảy nến hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn nên việc quảng cáo có thuốc điều trị hết bệnh là sai sự thật. Để điều trị bệnh đúng cách, tránh các tai biến xảy ra, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng khuyến cáo, người bệnh vảy nến cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị; không nên nghe theo những lời quảng cáo trên mạng xã hội, tự ý mua và sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi không rõ nguồn gốc, không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.
VTV.vn - Một bệnh nhân 18 tuổi, vừa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng sau khi xuất hiện mất ngủ nhiều, mệt mỏi, buồn chán...
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo về danh sách các cơ sơ bán lẻ thuốc trực bán thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức ra viện cho bệnh nhi P.T.Q. (nam, 8 tuổi) bị ngộ độc Abamectin - một loại thuốc trừ sâu nguồn gốc vi khuẩn.
VTV.vn - Vào lúc 15h ngày 29/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã tiếp nhận khẩn cấp 3 nạn nhân bị đa chấn thương do một vụ nổ xảy ra tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị trường hợp bệnh nhi 12 tuổi (Long An) bị sốt xuất huyết kèm thủng tá tràng.