Bà T.T.T., (trú tại Đông Thanh, Đông Hà, Quảng Trị) từng may mắn được các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị giành giật lại sự sống do bị dị ứng thuốc dẫn đến sốc phản vệ. Nguyên nhân là bà tự ý dùng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện, bất cẩn.
"Trước đó do bị cảm cúm nên con trai tôi đến trạm y tế để khám, nhận thuốc về uống. Sau đó, tôi thấy trong người mình có các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau họng… và nghĩ mình cũng bị cảm cúm nên đã "xin" thuốc của con để uống. Tuy nhiên, uống thuốc vào được một lúc thì trong người bắt đầu khó chịu, ngứa ngày toàn thân, hoa mắt, chóng mặt… và ngã quỵ xuống. May nhờ người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên mới qua khỏi" - bà T. cho biết.
Theo các chuyên gia, khi dùng thuốc điều trị bệnh, bao gồm tất cả các loại thuốc tây, thuốc nam, thuốc y học dân tộc, thuốc đông y… là ta đưa những "chất lạ" vào cơ thể. Cơ thể có thể chấp nhận những "chất lạ" đó với phản ứng bình thường, không ảnh hưởng đến các quá trình sinh học khác của hoạt động sống. Nhưng đôi khi, những hóa chất trong các thuốc điều trị lại gây ra các phản ứng quá mẫn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khác của cơ thể. Đó là tình trạng dị ứng thuốc, có khi chỉ là các triệu chứng nhẹ như ngứa ngáy, nổi mày đay… nhưng cũng có thể nghiêm trọng như sốc phản vệ, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hiện nay, mặc dù chưa có thống kê chính xác về tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng thuốc. Tuy nhiên, tình trạng này ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng do nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc còn hạn chế, nhiều người dùng một cách tùy tiện, bừa bãi.
Bên cạnh đó, tình trạng người bệnh tự ý chẩn đoán và đi mua thuốc để dùng, hoặc điều trị theo đơn thuốc "truyền miệng" mà không có kê đơn của bác sĩ vẫn diễn ra rất phổ biến. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ người bệnh bị kháng thuốc, ngộ độc và dị ứng thuốc khiến việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí.
"Mặc dù thời gian qua số lượng bệnh nhân bị dị ứng thuốc được đưa đến khoa để cấp cứu không nhiều. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi vào viện thì tình trạng bệnh rất nặng. Trong đó, hầu hết là do khi bị đau ốm, bênh nhân tự mua thuốc uống, chữa trị, đến khi không khỏi mới đưa vào nhập viện. Điều này gây khó khăn cho công tác điều trị, nghiêm trọng hơn nếu những trường hợp này không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng có thể bị các tình trạng nặng như suy thận cấp, suy gan cấp và có thể dẫn đến suy đa phủ tạng, thậm chí là tử vong" - bác sĩ Lê Tiến, Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho hay.
Trước thực trạng trên, các bác sĩ khuyến cáo: người dân không nên tự ý mua thuốc để chữa bệnh, ngay cả các tình trạng bệnh phổ biến và được xem là nhẹ như: đau nhức, cảm cúm…;kể cả những loại thuốc vẫn được xem là an toàn như đông y, thảo dược. Song song với đó, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy xuất hiện ban ngoài da (mề đay), ngứa hoặc có các biểu hiện bất thường khác: tức ngực, khó thở… thì phải lập tức ngừng sử dụng tất cả các thuốc trong toa. Đồng thời, đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan làm diễn biến bệnh nặng hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Việc sử dụng thuốc được ví giống như một "con dao hai lưỡi", bởi nếu thuốc điều trị được dùng đúng bệnh và đúng cách sẽ phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Nhưng nếu dùng sai, thuốc không chỉ không phát huy được tác dụng, mà thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và dùng theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để việc điều trị bệnh được an toàn và hiệu quả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối iod, bao gồm muối iod dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.