Theo các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trên thế giới, tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu khoảng 2 - 12 % dân số. Trong đó nguy cơ mắc sỏi tiết niệu ở nam là 12 %, ở nữ là 4 - 5%. Đây là bệnh khá phổ biến ở các phòng khám chuyên khoa thận tiết niệu.
Sỏi tiết niệu có thể phân bố ở các vị trí sau: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Trong đó gặp nhiều nhất là sỏi thận chiếm khoảng 40%. Thông thường có khoảng 80% sỏi được hình thành tại thận sau đó có thể di chuyển xuống niệu quản, bàng quang và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
Thành phần của sỏi tiết niệu rất đa dạng trong đó khoảng 80% là sỏi calci (calxioxalat hoặc calciphosphat), ngoài ra có thể có các thành phần khác như sỏi uric, struvite, sỏi cystine.
Nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu có nhiều giả thuyết, có thể do có một lượng lớn các chất tan bão hòa trong nước tiểu như calci, oxalate và từ đó hình thành nên các tinh thể như calcioxalat và lắng đọng ở thận, tăng dần kích thước, hình thành nên viên sỏi.
Những ai có nguy cơ bị sỏi tiết niệu?
- Người uống ít nước dưới 1,2 lít nước /ngày làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
- Những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động.
- Những người làm việc trong điều kiện nóng, vận động quá mức.
- Chế độ ăn nhiều đạm, nhiều mỡ động vật, ít chất xơ.
- Chế độ ăn ít calci.
- Ăn nhiều thức ăn có chứa oxalate: củ cải, dâu tây, khế, khoai lang, uống chè, cà phê, coca.
- Chế độ ăn nhiều muối, ít kali.
- Ăn nhiều đường.
- Uống nhiều vitamin C, vitamin D, dùng lợi tiểu thiazid.
- Những người mắc một số bệnh sau có nguy cơ bị sỏi tiết niệu như: bệnh cường cận giáp, bệnh goute, đái tháo đường, béo phì, viêm ruột, hội chứng ruột ngắn.
- Bệnh nhân có tiền sử bị sỏi tiết niệu có nguy cơ bị sỏi tái phát trong vòng 5 năm là 10 -30%. Những người có tiền sử gia đình bị sỏi có nguy cơ bị sỏi tiết niệu gấp 2 lần người không có.
Sỏi tiết niệu có thể gây ra những hậu quả gì?
- Cơn đau quặn thận: bệnh nhân có thể nhập viện trong tình trạng đau hông lưng, lan xuống bụng dưới, đau dữ dội, có thể kèm nôn, buồn nôn thường xuất hiện khi sỏi di chuyển từ niệu quản xuống bàng quang.
- Nhiễm trùng tiết niệu.
- Tiểu máu.
- Đau khi đi tiểu.
- Tiểu gấp.
- Suy thận cấp hoặc mạn tính.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa sỏi tiết niệu
- Đối với sỏi dưới 5mm có thể tự đào thải tự nhiên qua nước tiểu trong vài tuần, tuy nhiên nên kết hợp với uống nhiều nước khoảng trên 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường đi bộ. Bác sĩ có thể kê một số thuốc để viên sỏi có thể dễ dàng được đào thải ra ngoài. Bệnh nhân nên được theo dõi tại các chuyên khoa thận tiết niệu.
- Có khoảng 20% sỏi tiết niệu cần các can thiệp ngoại khoa như: lấy sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản, mổ mở để lấy sỏi được chỉ định dựa vào vị trí, kích thước số lượng sỏi.
Sỏi tiết niệu có thể được phòng ngừa bởi một số lưu ý sau:
- Uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Sử dụng một lượng canxi phù hợp từ thức ăn và nước uống.
- Nên tránh uống viên canxi và vitamin D, vitamin C.
- Ăn nhiều chất có kali như rau xanh và hoa quả.
- Hạn chế ăn nhiều thức ăn có chứa oxalate như khế, dâu tây, khoai lang, socola, các loại hạt, nước cam quýt, uống trà, cocacola, cafe.
Đối với bệnh nhân bị sỏi tiết niệu nên đến khám định kì tại các chuyên khoa Thận tiết niệu và cần khám lại ngay nếu có các dấu hiệu như: đau vùng thắt lưng, tiểu máu, sốt, tiểu buốt rắt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).