Với tình trạng trái đất nóng dần lên, số lượng và cường độ của các đợt nắng nóng cũng gia tăng, kéo dài và trở nên khắc nghiệt hơn. Khi tiếp xúc nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng hay đột quỵ.
Ai dễ bị tác động bởi nắng nóng?
Những người dễ bị tác động bởi nắng nóng bao gồm: Người già, trẻ em, phụ nữ; Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường…; Người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng, người làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép…
Xử trí khi có dấu hiệu say nắng, say nóng như thế nào?
Biểu hiện của say nắng, say nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. Tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng biện pháp xử trí phù hợp.
Mức độ nhẹ với các biểu hiện gồm mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Ở mức độ này cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể bằng khăn mát hoặc có thể dội nước rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.
Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng hướng dẫn. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10-15 phút, các biểu hiện sẽ giảm dần.
Ở mức độ nặng với các biểu hiện gồm đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt…) và có thể tử vong. Lúc này cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Làm thế nào để phòng ngừa?
Không nên đột ngột đi ra ngoài trời nắng khi đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp. Trước khi đi ra ngoài trời, cần để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát.
Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, đặc biệt là vùng vai gáy. Che chắn/sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi đi/làm việc ngoài trời nắng, mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm kem chống nắng.
Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, cần uống đủ nước và nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.
Khi làm việc dưới thời tiết nắng nóng, cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc và không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Uống thêm các loại nước có bổ sung muối và khoáng chất như Oresol đối với người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.
Sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió… để làm thoáng mát nơi làm việc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).