Chúng ta ai cũng đều có thể bị buồn nôn vào lúc này hay lúc khác. Những lúc đó mong muốn đầu tiên của bạn có lẽ là chạy ngay đến nhà thuốc; tuy nhiên, gừng là phương thuốc khá đơn giản và hiệu quả.
Giảm buồn nôn và nôn
Từ hàng ngàn năm nay, các thầy thuốc Ấn Độ và châu Á đã ca ngợi gừng như một loại thực phẩm làm thuốc. Loại cây nhiệt đới cùng họ với nghệ và bạch đậu khấu này được sử dụng rất hiệu quả để làm giảm nôn và buồn nôn do bệnh và do say sóng.
Nhờ con đường gia vị, tập quán này đã lan tới châu Âu. Một thầy thuốc từ thế kỷ 16 đã viết “Gừng rất tốt cho người “xấu bụng”. Trong cuốn Dược liệu gia đình từ năm 1814, thầy thuốc người Anh Robert Thornton nhận xét rằng “hai hoặc ba tách đầy cho bữa sáng” sẽ làm giảm “chứng khó tiêu do uống rượu nhiều”.
Nghiên cứu hiện đại sau này đã xác nhận rằng gừng làm giảm nôn và buồn nôn do nhiều nguyên nhân: ốm nghén, kích ứng sau mổ, điều trị hóa chất và say tàu xe.
Các nghiên cứu về việc liệu gừng có phòng ngừa được say tàu xe hay không còn cho kết quả chưa thống nhất. Một nghiên cứu thấy rằng gừng có hiệu quả ngang với dimenhydrinate (Dramamine), với ít tác dụng phụ hơn.
Một số nghiên cứu khác cho thấy khi bổ sung cùng với các thuốc chống nôn, gừng làm giảm hơn nữa tình trạng buồn nôn và nôn do hóa trị.
Tuy gừng được nghiên cứu kỹ nhất về tác dụng chống nôn và buồn nôn, song nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ gừng là phương thuốc nhiều công dụng với ít nhất 6 tác dụng chữa bệnh khác nhau:
Giảm đau và viêm: Gừng làm giảm đau và viêm, khiến nó rất có giá trị trong điều trị viêm khớp, đau đầu và đau bụng kinh nguyệt.
Kích thích tuần hoàn: Gừng có tác dụng làm ấm và kích thích tuần hoàn.
Ức chế vi rút cảm lạnh: Gừng ức chế rhinovirus, là loại vi rút gây cảm lạnh.
Ức chế vi khuẩn: Gừng ức chế các vi khuẩn như Salmonella, gây tiêu chảy và động vật nguyên sinh như Trichomonas (trùng roi âm đạo).
Giảm đầy hơi và co thắt gây đau: Ở đường tiêu hóa, gừng làm giảm đầy hơi và co thắt gây đau.
Có thể ngăn ngừa loét dạ dày: Gừng có thể ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày do thuốc chống viêm không steroid như aspirin và ibuprofen.
Sử dụng gừng ở nhiều dạng khác nhau
Bạn có thể sử dụng gừng ở bất kỳ dạng nào thuận tiện.
Nếu đang mang thai: Hãy thử dạng trà, canh hoặc viên nang - tới 250mg 4 lần/ngày.
Nếu chọn đồ uống, hãy đảm bảo là nó được chế biến từ gừng tự nhiên. Bạn cũng có thể nhấm nháp mứt gừng.
Say tàu xe
Để đối phó với chứng say tàu xe: Uống 1g gừng khô, bột gừng hoặc viên nang gừng 30 phút đến 2 giờ trước chuyến đi để giúp giảm buồn nôn.
Buồn nôn sau mổ
Trong một nghiên cứu gần đây về sử dụng gừng để trị chứng buồn nôn sau mổ, liều là 500 mg 30 phút trước mổ và 500mg 2 giờ sau mổ. Tuy nhiên, gừng thường không được khuyên dùng trong vòng 7 đến 10 ngày trước mổ do nó có ảnh hưởng đến đông máu.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ mổ hoặc bác sĩ gây mê trước khi thử dùng gừng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.