Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ được công bố trên tạp chí y học Lancet cho thấy: hiện có khoảng 1 triệu trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh lao (có 40% số trẻ nhiễm lao ở các nước Đông Nam Á, 28% ở các nước châu Phi), trong đó 32.000 trẻ bị nhiễm lao kháng thuốc.
Lao ở trẻ - mối nguy khó biết
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Nơi, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, ho, sốt, mệt mỏi, biếng ăn là dấu hiệu thường thấy khi trẻ ốm và thường bị nhầm lẫn là trẻ bị cảm cúm thông thường. Đôi khi trẻ khó thở, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán trẻ bị hen. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ, thậm chí bác sĩ không nghĩ rằng có thể trẻ đang bị lao, bởi vì những triệu chứng này cũng có thể là các triệu chứng của lao.
Lao ở trẻ khác với người lớn: đa số trẻ khi xét nghiệm đờm chỉ có khoảng 10 - 15% dương tính, ngoài ra có những triệu chứng lao ở trẻ giống như viêm phổi nên có khi bị chẩn đoán nhầm là viêm phổi.
Có những trẻ dễ bị nhiễm lao hơn so với các trẻ khác, đó là những trẻ sống trong điều kiện nghèo đói; trẻ quá nhỏ tuổi (trẻ dưới 2 tuổi rất dễ bị nhiễm các loại lao nặng); suy dinh dưỡng; trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng và có nhiễm HIV. Trẻ nhiễm HIV có nguy cơ nhiễm lao hơn 20 lần so với bình thường và là nguyên nhân thứ 3 dẫn đến tử vong ở trẻ bị nhiễm HIV.
Những dạng lao ở trẻ em
Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm): gặp nhiều nhất, xảy ra ở trẻ dưới 14 tuổi (thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi) và chưa được chủng ngừa BCG. Thường trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua như sốt, mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt.
Lao cấp tính: Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của lao sơ nhiễm, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG.
Lao màng não: Xảy ra từ 2 - 12 tháng sau lao sơ nhiễm, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu điều trị muộn sẽ để di chứng nặng như: di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh), yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…
Lao kê: Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau lao sơ nhiễm với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp (khó thở, tím tái). Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.
Lao đường hô hấp: Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…
Lao ngoài phổi: Thường là biến chứng chậm hơn sau lao sơ nhiễm. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như: lao cột sống (giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng); lao xương, khớp (trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp dò ra ngoài da); lao hệ niệu (trẻ đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn); lao hạch (nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây dò mủ làm sẹo xấu); lao ruột (đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài).
Chẩn đoán xác định bệnh lao ở trẻ em
Bệnh lao ở trẻ em chiếm tỷ lệ 10 - 15% các trường hợp mắc mới mỗi năm. Bệnh lao do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Thể bệnh lao phổi khá phổ biến, chiếm tỉ lệ cao và là nguồn lây bệnh chính cho những người ở chung quanh; ngoài ra còn có thể bệnh lao ngoài phổi cũng cần được lưu ý phát hiện. Chẩn đoán bệnh lao dựa vào:
- Tiền sử: xem xét trẻ có tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh lao phổi trong thời gian khoảng 1 - 2 năm gần đây, có các triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng triệu chứng không thuyên giảm hoặc ít cải thiện và nhanh tái phát.
- Triệu chứng lâm sàng nghi lao: sốt, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi, giảm chơi đùa, chán ăn, không tăng cân hay sụt cân, suy dinh dưỡng.... Các triệu chứng thường kéo dài trên 2 tuần và không cải thiện với những liệu pháp điều trị khác ngoài lao.
- Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh lao gồm có: phim chụp X-quang ngực, xét nghiệm tìm vi khuẩn lao (từ đờm, dịch dạ dày, dịch các màng, dịch phế quản, dịch não tủy, mủ hạch, phân, mủ áp-xe...), chụp ảnh cắt lớp vi tính CT-scan...
Phòng bệnh lao cho trẻ
Thuốc chủng ngừa duy nhất hiện đang có sẵn cho bệnh lao là vaccine BCG. Tuy nhiên, BCG chỉ tạo sự bảo vệ đến khi trẻ 15 tuổi và không an toàn khi sử dụng ở trẻ em sống chung với HIV. Do đó, trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi hay trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch (suy dinh dưỡng, nhiễm HIV...) cần được tầm soát và điều trị dự phòng bệnh lao khi có tiếp xúc với người bệnh lao. Việc dự phòng lao có thể giảm 70 - 80% khả năng bị bệnh lao cho trẻ.
Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng vaccine BCG theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ...
Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi với trẻ (như hôn hít). Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sụt cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo phác đồ của Chương trình Chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.