Bất kì bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể bị lao nhưng lao ở phổi chiếm hơn 80% các ca mắc lao. Đây cũng là thể bệnh duy nhất có thể lây cho người khác qua đường hô hấp.
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Mỹ, Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận điều trị khoảng 15 - 20 trường hợp phụ nữ mang thai mắc lao phổi ở nhiều giai đoạn thai kì khác nhau, có năm lên đến 40 trường hợp. Tỷ lệ này tuy không cao so với tổng số ca mắc lao chung nhưng đây là vấn đề quan trọng đáng lưu tâm, bởi vì điều trị bệnh lao cho phụ nữ mang thai có công thức riêng, phức tạp hơn vì vừa phải đảm chữa bệnh cho bà mẹ lẫn sự an toàn của thai nhi.
Trong thời kì mang thai, người phụ nữ sẽ tập trung toàn bộ năng lượng kể cả dinh dưỡng, tinh thần cho thai nhi. Vì thế, khi bị vi khuẩn lao tấn công cơ thể dễ bị suy kiệt nên nguy cơ sảy thai, thai chết lưu rất cao. Do đó, khi điều trị cho đối tượng này, các bác sĩ chuyên khoa luôn chú trọng hoạt động tư vấn, động viên bệnh nhân.
Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mà mắc lao dương tính nặng thì thầy thuốc sẽ đưa ra hai phương án để người nhà cân nhắc. Một là sẽ tiếp tục điều trị nhưng phải chấp nhận rủi ro thai nhi có thể gặp các tai biến như thai chết lưu, suy dinh dưỡng bào thai. Thứ hai là phương án bỏ thai nhi để tập trung điều trị bệnh cho người mẹ. Còn đối với phụ nữ mang thai từ 4 tháng rưỡi trở lên thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên biệt, không dùng các loại thuốc có thể gây dị tật cho thai nhi. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải tái khám liên tục, khám thai định kì để có những điều chỉnh kịp thời vì thuốc chữa bệnh lao mang hàm lượng kháng sinh rất mạnh nên thuốc dùng cho phụ nữ mang thai ở mỗi giai đoạn khác nhau bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp phụ nữ mang thai mắc lao kháng thuốc, đa kháng thuốc còn nguy hiểm hơn rất nhiều bởi thuốc điều trị thể lao này gồm nhiều loại và có tác động rất mạnh đến thai nhi, có thể gây ra dị tật thai nhi, thai chết lưu. Với những trường hợp này, đặc biệt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì các bác sĩ chuyên khoa, kể cả trên thế giới đều khuyến cáo nên bỏ thai nhi. Tuy nhiên điều này cần có sự đồng ý của gia đình. Nếu gia đình không chấp nhận, bác sĩ vẫn đưa ra phương pháp điều trị riêng nhưng phải cam đoan chấp nhận rủi ro.
Sau khi sinh con, người mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không nên cho trẻ bú trực tiếp mà nên vắt sữa cho trẻ ăn, vắt sữa trước khi uống thuốc lao. Trường hợp cả mẹ và trẻ đều uống thuốc lao thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ vì một phần thuốc lao sẽ qua sữa, làm tăng nồng độ thuốc trong máu của trẻ, gây ngộ độc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ em, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai khi mắc bệnh lao.
Trong khi việc điều trị bệnh lao cho phụ nữ mang thai gặp nhiều khó khăn và rủi ro thì việc phát hiện lao ở trẻ em là một vấn đề cũng khó khăn không kém. Những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh lao (BCG), trẻ từ 10 tuổi trở lên, trẻ suy dinh dưỡng, thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây… là đối tượng dễ mắc bệnh lao nhất.
Bác sĩ Nguyễn Kim Mỹ cho biết: triệu chứng lao ở trẻ em có một chút khác biệt với người lớn, đó là trẻ không ho kéo dài và thường xuyên. Do đó, trong công tác chẩn đoán trẻ mắc lao, cần chú trọng khai thác yếu tố tiền sử gia đình, gia đình có người mắc bệnh lao hay không. Hoặc trẻ có tiếp xúc với nguồn lây hay không. Bên cạnh đó, cần lưu ý các dấu hiệu đi kèm như sụt cân không rõ nguyên nhân, thường hay sốt về chiều tối, hay dân gian thường gọi là ra mồ hôi trộm.
Triệu chứng chung của bệnh lao phổi ở người lớn là ho, khạc đờm kéo dài từ 2 tuần trở lên, kèm theo các biểu hiện như sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi ban đêm, kém ăn, sụt cân, đau đầu, tức ngực, khó thở, ho ra máu… Hiện căn bệnh này đã có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh lao, mỗi người nên có lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thể thao đều đặn, khi tiếp xúc với nguồn lây phải đeo khẩu trang. Trẻ em cần được tiêm vaccine phòng bệnh lao (BCG) trong vòng 1 tháng đầu sau sinh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.