Bệnh bại liệt khó thể chữa khỏi song có thể ngăn ngừa bằng biện pháp tiêm phòng vaccine. Thế nhưng, hiện chủng virus bại liệt loại 1 vẫn hoành hành tại Pakistan và Afghanistan với 88 ca nhiễm bệnh kể từ đầu năm đến nay.
Những nhân viên y tế ở tỉnh Baluchistan đi từng nhà, kêu gọi các bậc phụ huynh đồng ý cho con uống vaccine ngừa bệnh bại liệt. Những trẻ đã ngừa bệnh sẽ được đánh dấu ở tay. Nhưng trong khi mọi thứ ở đây đang diễn ra suôn sẻ thì cuộc chiến chống lại virus bại liệt vẫn gặp khó khăn tại khu vực biên giới.
Giới chức y tế Pakistan cho biết, nguyên nhân khiến nước này vẫn thất bại trong cuộc chiến với bệnh bại liệt là do giao thông tại khu vực biên giới còn nhiều khó khăn, nên các bác sĩ rất khó tiếp cận tới những gia đình có trẻ nhỏ. Thêm vào đó, sự hoài nghi về tác dụng ngừa bệnh từ các gia đình cũng là yếu tố khiến nhiều phụ huynh không cho con đi uống vaccine ngừa bại liệt. Thậm chí, họ còn tấn công các nhân viên y tế. Vào tháng 4, một nhân viên y tế và hai cảnh sát hộ tống các đội tiêm chủng đã bị giết trong các cuộc tấn công riêng biệt.
Anh Muhammad Nadeem, nhân viên y tế bang Punjab, Pakistan cho biết: "Nhiều khi thái độ của những phụ huynh khiến nhóm tiêm phòng ngừa bại liệt chán nản, nhiều nhân viên y tế đã bỏ việc".
Nhiều phụ huynh còn báo với chính quyền rằng con họ đã được tiêm phòng để trốn tránh việc uống vaccine. Vậy nên, với những người có con mắc bệnh bại liệt do không được phòng ngừa đầy đủ như anh Nisar Khan, thì anh coi việc kêu gọi các bậc cha mẹ khác thay đổi nhận thức là trách nhiệm của mình
Anh Nisar Khan, Cha của em bé mắc bại liệt, tỉnh Baluchistan, Pakistan chia sẻ: "Cha mẹ nên cố gắng cho con uống vaccine phòng bại liệt đầy đủ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì khi con đã bị bại liệt rồi thì khả năng chữa được là rất thấp. Thông điệp của tôi là xin hãy cho con bạn uống vaccine phòng bại liệt".
Giới chức Pakistan cho hay, những thách thức về môi trường cũng là mối đe dọa đối với việc diệt trừ bệnh bại liệt, khi các mẫu nước thải xét nghiệm dương tính với virus xuất hiện ở 12 thành phố.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé trai bị thoát vị hoành bẩm sinh ngay khi vừa chào đời.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm A/H1pdm sau khi ghi nhận 4 ca tử vong.
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Người phụ nữ 54 tuổi, phải nhập viện sau khi tự ý tiêm thuốc vào vùng bắp tay tại nhà.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 73 tuổi, có triệu chứng đau đầu dai dẳng, gần đây bệnh nhân đau nhiều hơn kèm theo buồn nôn nên đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) khám.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghi nhận sự gia tăng số lượng trẻ đến khám Khoa Nam học do các vấn đề liên quan đến béo phì, điển hình là vùi dương vật, tinh hoàn nhỏ.
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).