Theo thông tin từ bệnh viện, bệnh nhân nữ, 55 tuổi, quê ở Cà Mau hay bị hồi hộp, hai chân thường bị yếu, đi lại khó khăn nên đến khám tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Bệnh nhân chia sẻ: Khoảng hơn 8 năm nay, bệnh nhân hay bị hồi hộp, yếu chân và đã đi khám nhiều nơi, được làm các xét nghiệm máu, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CTScan… và được chẩn đoán là hạ kali máu chưa rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân được điều trị bằng cách bù kali qua đường uống và truyền tĩnh mạch, sau 3 - 5 ngày điều trị bệnh nhân thấy khỏe, các triệu chứng bệnh biến mất và được xuất viện.
Tuy nhiên, cứ trung bình 3 - 4 tuần sau, bệnh lại tái phát với các triệu chứng giống nhau và giống như lần trước đó. Cứ mỗi lần như vậy, bệnh nhân đến bệnh viện, xét nghiệm máu và đều ghi nhận kali trong máu giảm thấp.
Nếu triệu chứng nặng thì bệnh nhân được nhập viện và bù kali bằng đường truyền tĩnh mạch, nếu triệu chứng nhẹ hơn thì được điều trị ngoại trú và bổ sung kali bằng đường uống.
Thời gian gần đây, tác dụng phụ của thuốc bổ sung kali trên dạ dày làm cho bệnh nhân khó chịu, buồn nôn, ăn uống kém.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận kali máu của bệnh nhân là 2.1mmol/l (bình thường là 3.5-5mmol/l). Bệnh nhân được chụp MRI bụng ghi nhận có nốt tăng sinh trong tuyến thượng thận bên phải. Bệnh nhân được tiến hành khảo sát về hormone thượng thận.
Sau đó, bệnh nhân được hội chẩn với các chuyên gia nội tiết và được chẩn đoán là u vỏ tuyến thượng thận bên phải (hội chứng Conn), hướng điều trị là phẫu thuật nội soi cắt u thượng thận phải.
Sau khi điều chỉnh các rối loạn điện giải, bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật Khoa Ngoại niệu - Ghép thận tiến hành phẫu thuật nội soi cắt u với thời gian phẫu thuật là 60 phút. Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân được xuất viện. Kết quả giải phẫu bệnh của khối u lấy ra là: tăng sản lành tính vùng vỏ của tuyến thượng thận.
Đến nay sau 5 tháng được phẫu thuật, bệnh nhân đã không còn những triệu chứng mắc phải trước đây như hồi hộp, yếu cơ và hạ kali máu mặc dù người bệnh không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào sau khi phẫu thuật.
Theo các bác sĩ, với những người bệnh bị hạ kali máu kéo dài, ngoài điều trị là bù kali, người bệnh cần được tầm soát các nguyên nhân gây hạ kali máu. Những nguyên nhân thường gặp khiến bệnh nhân bị hạ kali máu gồm:
Những bệnh lý tại thận và tuyến thượng thận như: Nhiễm toan ống thận (suy thận cấp, suy thận mạn); Hẹp động mạch thận; Bệnh Cushing và các tổn thương của tuyến thượng thận.
Mất kali qua dạ dày và ruột do: Nôn ói nhiều; Tiêu chảy cấp; Sau phẫu thuật cắt bỏ ruột non
Do ảnh hưởng của thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc hen suyễn, một số kháng sinh, kháng nấm.
Tái phân bố kali trong cơ thể: dùng Insulin, nhiễm kiềm máu, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, biếng ăn…
Những nguyên nhân khác như: lao động gắng sức mất nhiều mồ hôi, thiếu hụt magie, bệnh bạch cầu…
Khi bị hạ kali máu, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tìm nguyên nhân. Việc xác định nguyên nhân hạ kali máu không phải lúc nào cũng xác định được, có thể do tính phức tạp của bệnh lý, cơ địa người bệnh hoặc thiếu các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán. Nếu xác định nguyên nhân là những u tăng sinh một bên của tuyến thượng thận thì phẫu thuật lấy u thường được đề nghị và đem lại kết quả tốt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị cấp cứu kịp thời cho 1 trường hợp trẻ 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 52 tuổi bị liệt nửa người phải khi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng; nam bệnh nhân 59 tuổi thì nói đớ, yếu nửa người trái sau khi tắm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai hơn 1 tuổi, ngụ tại Tây Ninh, trong tình trạng khó thở tím tái.
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Cùng với đó, có hơn một nửa người trưởng thành tại nước ta chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.