
Theo chia sẻ của bác sĩ Ngô Chí Công, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), việc xử trí đúng ngay sau bỏng giúp giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Do đó, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức xử trí ban đầu cho bệnh nhân bỏng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách.
Sơ cứu bỏng nhiệt đúng cách
Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi... Đồng thời, tiến hành cấp cứu toàn thân khi có ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.
Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch: Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.
- Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16 - 20 độ C. Tuy nhiên, vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn. Lựa chọn nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan...
- Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Không dùng nước ấm, có nhiệt độ cao hơn vì ít có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Một dấu hiệu cho thấy: Nhiệt độ nguồn nước phù hợp là nạn nhân thấy giảm đau ngay khi ngâm hoặc trẻ em giảm cường độ khóc hoặc không khóc nữa.
- Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng.
- Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng sưng nề. Vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt.
- Thời gian ngâm rửa từ 15 - 30 - 45 phút (thường tới khi hết đau rát). Không làm trợt vỡ vòm nốt phỏng.
- Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng. Đối với trẻ em, người già, khi thời tiết lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề phòng nhiễm lạnh.
Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng: Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn... sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Với vùng mặt và sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.
Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng: Cho uống nước oresol nếu nạn nhân không nôn, không trướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.
Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn. Chú ý nếu bệnh nhân bỏng nặng, cần vận chuyển bằng cáng, bằng ô tô. Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương, cần cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển. Nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống: vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.
Những việc không nên làm khi sơ cứu bỏng
Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.
Tuyệt đối không bôi những cách chữa bỏng truyền miệng như dùng nước mắm, củ chuối... bôi vào chỗ bỏng. Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít bazơ, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn. Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Từng được xem là “người bạn đồng hành uy tín” của sức khỏe nội tiết nữ, trong những năm gần đây lại có những tranh cãi vì lo ngại nguy cơ ung thư, u xơ.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, Hà Tĩnh đã ghi nhận 2 ca mắc sốt rét ngoại lai từ người lao động trở về từ Angola và Cameroon.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả, khuyến cáo không sử dụng thêm 72 sản phẩm đang điều tra.
VTV.vn - Ngày 23/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản yêu cầu các Sở Y tế và doanh nghiệp liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các sai phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
VTV.vn - Một bé trai 7 tháng tuổi mắc sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp vừa được cứu sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đã kịp thời phẫu thuật cấp cứu, cứu sống một bệnh nhân nguy kịch do bị vỡ tim sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.
VTV.vn - Vụ việc được phát hiện sau phản ánh của báo chí về tài khoản mạng xã hội có tên "Yuki", đăng tải hình ảnh bằng tốt nghiệp Điều dưỡng nghi vấn giả mạo.
VTV.vn - Ngày 23/4, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng xác nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh ho gà tại xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống một nữ bệnh nhân 46 tuổi bị ngộ độc nặng do uống quá liều thuốc hạ huyết áp, bằng kỹ thuật ECMO.
VTV.vn - Ventuno Kaicho hiện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người Việt trong việc hỗ trợ và duy trì sức khoẻ hằng ngày.
VTV.vn - 2 dị vật kim loại có đầu găm sâu vào thành ruột non bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) gắp ra ngoài thành công.
VTV.vn - Mới 25 tuổi, H.H.S. phải trải qua quãng thời gian dài nằm liệt giường vì lao cột sống - một bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
VTV.vn - Ngày 23/4, sau 2 tuần điều trị, người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) chính thức được ra viện.
VTV.vn - Nâng cao chất lượng Y tế tại Việt Nam đòi hỏi hợp tác quốc tế, đặc biệt với Nhật Bản – Quốc gia dẫn đầu về công nghệ và nền Y học phát triển.
VTV.vn - Nhồi máu cơ tim cấp - căn bệnh từng gắn liền với người cao tuổi nay đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động.