Bỏng là tai nạn rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bỏng có thể gặp do tai nạn lao động, sinh hoạt, tai nạn giao thông… Những tác nhân gây ra bỏng gồm: bỏng nhiệt, trong đó có bỏng nhiệt ướt (như: nước sôi, thức ăn nóng, nồi hơi,... chiếm tỷ lệ 70-80%, đặc biệt hay gặp ở trẻ em) và bỏng do nhiệt khô (do các vụ hỏa hoạn, cháy nổ, kim loại nóng…, đứng thứ 2, chiếm từ 6-10%); bỏng do hóa chất; bỏng phóng xạ.
Một loại bỏng đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, là bỏng do điện. Cùng với sự gia tăng của các vật liệu, đồ gia dụng sử dụng điện năng nên tỉ lệ bỏng điện tăng. Bỏng điện nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề do tổn thương bỏng điện thường sâu (tới gân, cơ, xương, khớp, mạch máu...).
Trao đổi với VTV News, Đại tá, PGS. TS. BS. Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia chia sẻ, đối với bỏng, việc sơ cứu ngay sau bỏng có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như sơ cứu đúng sẽ góp phần làm giảm diện tích, giảm độ sâu tổn thương bỏng, sẽ giảm được những tai biến nặng về sau.
"Trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp điều trị nào, cần nhanh chóng tách rời nạn nhân khỏi tiếp xúc với tác nhân gây bỏng. Sau đó, nhanh chóng kiểm tra trạng thái toàn thân như xem nạn nhân có tỉnh táo không, có bị ngạt thở không... để tiến hành cấp cứu.
Sau đó, cần nhanh chóng ngâm rửa vùng bỏng vào nước sạch. Việc sơ cứu tại chỗ bỏng được tiến hành càng sớm càng tốt, "thời gian vàng" sơ cứu cố gắng trong vòng 1h đầu. Thời gian ngâm rửa thông thường từ 30-60 phút. Tuy nhiên, nếu không có rối loạn toàn thân nặng, việc ngâm rửa tiến hành đến khi nào nạn nhân vẫn còn thấy có tác dụng giảm đau. Đây là thao tác đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện. Bệnh nhân bị bỏng khi được ngâm rửa nước sạch sẽ có tác dụng giảm đau, giảm phù nề, diễn biến của bệnh sẽ nhẹ hơn" – BS Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết.
BS Nguyễn Ngọc Tuấn còn cho biết, nếu xảy ra bỏng vào mùa Đông, với nạn nhân là người già và trẻ em cần phải lưu ý những phần còn lại của cơ thể, cần được sưởi ấm, rút ngắn thời gian ngâm rửa. Nếu bị bỏng ở những vùng khó ngâm nước, có thể thay thế bằng chườm, đắp làm mát. Trong khi ngâm rửa cần lưu ý không làm trợt loét vết bỏng, bóc bỏ vòm nốt phổng.
Sau khi ngâm rửa xong, vùng bỏng không được để hở, cần che phủ tạm thời bằng vật liệu sạch như quần áo sạch. Sau đó dùng các cuộn băng lại, ủ ấm cho nạn nhân, bù nước điện giải, và nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Đối với trường hợp bị bỏng điện, BS Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết cần phải bình tĩnh, nhanh chóng tách nạn nhân khỏi nguồn điện, hết sức lưu ý bảo đảm an toàn cho chính người sơ cứu. Nhanh chóng kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh táo không, có ngừng tim không, có ngừng thở không, có chấn thương không. Chỉ tiến hành xử trí vết bỏng điện khi nạn nhân tỉnh táo, không có rối loạn toàn thân.
"Đối với bỏng điện, không cần động tác ngâm nước sạch, nhưng cần rửa được vết bỏng bằng nước sạch, che phủ, băng lại và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Đối với bỏng điện, trong mọi trường hợp đều cần được đưa đến cơ sở y tế bởi vì bỏng điện diễn biến rất phức tạp, tổn thương có thể để lại những hậu quả nặng nề. Người dân khi bị bỏng điện đừng loay hoay đi tìm các bài thuốc, phương pháp chữa trị truyền miệng mà bỏ qua thời gian vàng chữa trị dẫn tới những hậu quả nặng nề" - BS Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia chia sẻ.
Bác sĩ Tuấn cũng cho biết, khi bị bỏng cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế bởi vì người dân không chẩn đoán chính xác được diện bỏng đó, không biết thế nào là bỏng nông, bỏng sâu. Mặt khác, bệnh nhân bỏng rộng có nhiều nguy cơ như tình trạng đau đớn, mất nước điện giải, nhiễm trùng nhiễm độc... ảnh hưởng (thậm chí đe dọa) tới toàn thân, do vậy cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế. Có những trường hợp đã tự ý chữa trị ở nhà hoặc nghe theo các phương pháp chữa bệnh của các thầy lang, khiến tình trạng bỏng nặng hơn, diễn biến nguy hiểm. Thực tế tại Viện Bỏng Quốc gia đã phải chữa trị, khắc phục cho nhiều nạn nhân đến viện trong tình trạng bệnh nặng, nguy hiểm tới tính mạng bởi đã đắp các loại lá, nghe theo bài thuốc của thầy lang.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.