Theo công cụ theo dõi của Viện Nghiên cứu Broad, Mỹ, Ấn Độ xếp hạng 85 trong số 134 quốc gia về tỷ lệ các ca mắc được giải trình tự gene. Theo đó, chỉ khoảng 0,05% tổng số ca mắc của Ấn Độ được giải trình tự gene, xếp sau Australia là 47,4%, Anh là 7,7% và Mỹ là 0,75%.
Việc giải trình tự gene được nhiều quốc gia coi là một công cụ thiết yếu trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Tiến trình này gồm việc lấy mẫu từ một người bệnh và so sánh nó với các mẫu virus của những bệnh nhân khác.
Việc so sánh các kết quả xét nghiệm có thể hỗ trợ công tác truy dấu trong trường hợp nguồn nhiễm bệnh không được xác nhận rõ ràng. Đồng thời, nó cho phép giới chức phát hiện và cách ly những người có tiếp xúc với người bệnh một cách chính xác hơn.
Tốc độ giải trình tự gene chậm trễ của Ấn Độ chỉ đủ để xác định các biến thể sau khi chúng đã lan rộng ra cộng đồng. (Ảnh minh họa: The Hindustan Times)
Theo Wall Street Journal, Ấn Độ, nơi có dân số đông thứ hai thế giới và hàng trăm ca nhiễm mới mỗi ngày, có nguy cơ trở thành "vùng số 0" cho các biến thể hình thành. Đó là bởi tốc độ giải trình tự gene của Ấn Độ chỉ đủ để xác định các biến thể sau khi chúng đã lan rộng ra cộng đồng.
"Càng nhiều người nhiễm, nguy cơ (hình thành biến thể) càng cao" - bà Alina Chan, nhà nghiên cứu về gene và tế bào tại Broad Institute of MIT and Harvard, cho biết.
Đến nay, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết cả 3 biến thể từ Anh, Nam Phi, Brazil có khả năng lây nhiễm dễ dàng hơn trên đều có mặt tại nước này, cùng với biến thể mới B.1.617, đã lan sang cả California, Mỹ.
Tiến sĩ Anurag Agrawal, Giám đốc Viện Nghiên cứu Gene và Sinh học Tích hợp, cho biết: Ấn Độ đang nỗ lực giải trình tự gene nhằm xác định biến thể trội ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở bang Punjab, biến thể từ Anh là phổ biến nhất. Trong khi đó, tại bang Maharashtra, biến thể B.1.617 đang chiếm ưu thế.
"Chúng tôi đang vật lộn trong sự mơ hồ. Không có dữ liệu và cuộc thảo luận nào về việc giải trình tự gene" - bác sĩ Amir Ullah Khan, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển và Thực hành chính sách Ấn Độ, cho biết.
Bên cạnh đó, cần có ít nhất 10% ca nhiễm virus được giải trình tự gene thì một quốc gia mới có đủ thông tin để xác định biến thể khi nó bắt đầu nổi lên.
Các phòng thí nghiệm của Chính phủ đang có kế hoạch tăng giải trình tự để đưa ra cảnh báo kịp thời. "Việc giải trình tự gene cần phải được thực hiện nhiều hơn vào thời điểm này, khi tình hình trở nên tồi tệ hơn" - ông Agrawal nói thêm.
Hiện Ấn Độ là ổ dịch lớn thứ hai thế giới với gần 15 triệu ca mắc COVID-19. (Ảnh minh họa: Al Jazeera)
Theo Hội đồng Nghiên cứu Y Khoa Ấn Độ, các bang phải gửi 5% tổng số mẫu bệnh phẩm của người mắc COVID-19 đến phòng thí nghiệm, nhưng họ đã không cung cấp đủ. Sự chậm trễ này đồng nghĩa với thông tin kém kịp thời hơn và ảnh hưởng đến quyết định về sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, thiếu dữ liệu về các biến thể cũng cản trở việc đánh giá hiệu quả của vaccine.
Hiện, Ấn Độ là ổ dịch lớn thứ hai thế giới với gần 15 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có gần 179.000 người đã tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 261.500 ca nhiễm mới, con số kỷ lục, với 1/6 người được xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Số ca nhiễm mới tăng vọt tại đất nước tỷ dân đã tạo điều kiện cho các biến thể lây lan rộng rãi. Trong đó, đáng chú ý có biến thể B.1.617 chứa đột biến kép E484Q và L452R, có khả năng lây lan dễ dàng hơn và giảm hiệu quả vaccine.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa phát hiện một phòng khám đa khoa tái diễn "vẽ bệnh, moi tiền", xem thường pháp luật và sức khoẻ người dân.
VTV.vn - Tại Đồng Nai, tỷ lệ ung thư vú đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư, với tỷ lệ 25,1%.
VTV.vn - Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ khoảng 8km, được xem là mục tiêu sức khỏe chuẩn mực mà nhiều người hướng tới.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa phẫu thuật lấy sỏi bàng quang kích thước lớn thành công cho trường hợp người bệnh nữ, 51 tuổi.
VTV.vn - Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị ngừng, ảnh hưởng đến các chức năng như lời nói hoặc cử động
VTV.vn - Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Một bé trai tử vong bất thường sau khi sinh tại Bệnh viện Bà Rịa, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu bé.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Đa phần, chúng ta thường cho rằng vô sinh là do phụ nữ. Tuy nhiên, khoa học hiện đại ngày nay đã chứng minh được rằng tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ là ngang nhau.
VTV.vn - Chanh tươi có tác dụng điều chỉnh thể trạng và làm trắng da. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng.
VTV.vn - Loại rau quen thuộc trong thời tiết lạnh giá có thể nấu nhiều món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân T.N.K., (sinh năm 1999, Vĩnh Phúc) trong tình trạng rất nguy kịch.
VTV.vn - Nhiều người tìm kiếm mái tóc óng ả và móng tay chắc khỏe. Bí quyết để đạt được điều này có thể khiến bạn bất ngờ.