
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhớ lại: "Thạch được chuyển về bệnh viện sau 6 tháng điều trị tại một bệnh viện tuyến Trung ương. Tình trạng lúc vào viện gần như rơi vào trạng thái sống thực vật: liệt tứ chi, mắt mở tự nhiên nhưng vô hồn, thở phụ thuộc phần nhiều vào máy thở nhân tạo. Trong suốt thời gian hơn một năm chuyển về Khoa Hồi sức tích cực, tình trạng bệnh của bệnh nhi không tiến triển nhiều, đôi mắt vẫn vô hồn và vẫn phụ thuộc vào máy thở".
"Thời gian điều trị cho bệnh nhân Bùi Ngọc Thạch là cả một trận chiến, trận chiến với chính mình, một bác sĩ điều trị và trận chiến với căn bệnh mà bệnh nhân của mình đang mắc phải. Làm thế nào để bệnh nhân được sống, để người nhà Thạch không như bao gia đình khác khi cam chịu, đầu hàng số phận mà xin thôi điều trị? Bao nhiêu trăn trở, lo lắng làm tâm trạng như một hình sin, lúc trồi, lúc sụt" - Bác sĩ Tình chia sẻ.
Thạch tỉnh lại vào ngày18/10/2019, sau một thời gian sống gần như thực vật.
Với sự quyết tâm của gia đình và các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, cứ một giờ một lần mỗi đêm, ekip chăm sóc Thạch thay nhau cập nhật thông tin của cậu bé lên nhóm liên lạc chung để có "chiến lược" điều trị cho Thạch. Từng thay đổi về về các chỉ số sinh tồn của Thạch đều khiến ekip chăm sóc mất ăn mất ngủ. Đối với một bệnh nhân phải nằm giường lâu như Thạch, những lo lắng càng tăng lên gấp bội. Song tất cả tập thể xác định cứ chiến đấu, cứ cố gắng, cùng người nhà bệnh nhân xử lý từng vấn đề một.
"Vào ngày 18/10/2019, trong khi chúng tôi đi điểm bệnh, bệnh nhi đã có dấu hiệu nhận biết được xung quanh. Do đang phải thở máy qua đường mở khí quản nên không đánh giá được khả năng nói. Nhưng theo hướng dẫn của chúng tôi, bệnh nhi đã làm được các động tác: nhắm mắt, mở mắt; đưa mắt sang trái, sang phải; há miệng; thè lưỡi... Và một điều ngạc nhiên là khi chúng tôi bảo cháu bé cười, cháu đã cười rất tươi và nhìn mọi người xung quanh" - Bác sĩ Tình xúc động nhớ lại.
Đến giờ Thạch đã có những diễn biến tốt, ổn định, thậm chí tiến đến những bước ngoặt của quá trình điều trị. Trước tiên khoa đưa em ra ngoài môi trường buồng bệnh để tập làm quen, khởi động cho việc đưa bệnh nhân về nhà sau này. Hướng dẫn người thân cho ăn, tập ăn trực tiếp đường miệng luyện phản xạ nhai, nuốt; tập ăn tăng lượng và cảm nhận đồ ăn. Khoa cũng cử người về nhà khảo sát phòng ở của Thạch để tư vấn bố trí giường bệnh, vị trí đặt máy theo dõi sức khỏe, điều chỉnh nhiệt độ, không khí trong phòng. Ngay cả việc cử người chăm sóc, chúng tôi cũng in tờ lưu ý và dán khắp nhà.
Quãng đường 32km từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về tới ngôi nhà của Thạch vừa như rất gần mà lại rất xa. Xa vì đã 2 năm nay, Thạch không biết đến một không gian nào khác ngoại trừ chiếc giường bệnh màu trắng muốt với bốn bức tường phòng bệnh nơi em nằm, cùng hệ thống máy móc hỗ trợ quá trình điều trị.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực dặn dò bố mẹ những lưu ý trong việc chăm sóc Thạch tại nhà.
Là trường hợp chăm sóc đặc biệt và lại là bệnh nhi nên khoa bố trí đưa bệnh nhân về tận nhà để thuận tiện cho việc hướng dẫn chăm sóc người bệnh.
Một chiếc giường bệnh nhân, một máy moniter theo dõi sức khỏe, một chiếc quạt sưởi ấm cùng chăn bông và một số vật dụng khác gần như 100% là đồ tài trợ được ekip cán bộ y tế của khoa Hồi sức tích cực sắp xếp ngay ngắn, khoa học, thuận tiện cho việc chăm sóc Thạch.
Đưa em vào phòng, người thân lần lượt đến hỏi thăm. Mẹ em, người phụ nữ có mái đầu sương gió gần như bạc trắng bởi lo toan là người đầu tiên tới hỏi chuyện. Bà xúc động nghẹn ngào nói với cậu con trai: "Đi đường mệt không con? Nhớ mẹ không, mẹ nhớ con lắm. Ngày nào cũng mong con về nhà, càng tết lại càng mong. Cười mẹ xem nào! Cầm tay mẹ này, nhớ quá! Mệt thì nghỉ đi con. Cười lên mẹ xem..." - Bà thủ thỉ nhẹ nhàng bên cậu. Thạch cũng đáp lại bằng một nụ cười tươi rói. Em biết, đó là mẹ em!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc dị tật tịt cửa mũi sau một bên - một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/8.000 trẻ.
VTV.vn - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, thành phố ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định.
VTV.vn - "Mother-K – bình sữa đang gây sốt trong hội mẹ bỉm. Liệu đây chỉ là trào lưu nhất thời hay thực sự là sản phẩm đáng để các mẹ tin dùng?
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Cứ nghĩ "miễn con khỏe mạnh là được", tuy nhiên biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn đe dọa cả sự phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch và tầm vóc của trẻ.
VTV.vn - Cao Việt Hoàng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người bệnh dạ dày. Sản phẩm đã có mặt từ lâu trên thị trường và được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn.
VTV.vn - Hơn 90% những người có tuổi tại Việt Nam đều gặp phải các tình trạng ăn nhai khó khăn, tác động đến hệ tiêu hóa và sinh hoạt.
VTV.vn - Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%).
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.
VTV.vn - Hàng chục học sinh tại Trường TH-THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường.
VTV.vn - Bạn thường bị sưng phù đột ngột trên mặt, tay, chân, đôi khi kèm khó thở? Các đợt phù thay đổi vị trí? Rất có thể đó là Phù mạch di truyền.
VTV.vn - Người đàn ông 55 tuổi, sau 5 tháng bó thuốc nam tại nhà phải nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng chân, đùi phải, đùi phải sưng, biến dạng...
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị thủng ruột non do giun đũa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.