Theo các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), hóa trị là dùng thuốc đặc trị cho từng loại ung thư, do tế bào ung thư có khả năng sinh sản nhanh hơn tế bào lành, nên hóa trị chủ yếu tác dụng trên các tế bào phân chia nhanh. Trong cơ thể thì các nang chân lông, tóc cũng có khả năng phân chia nhanh nên vẫn bị ảnh hưởng của thuốc. Do đó, bệnh nhân ung thư dùng thuốc đặc trị sẽ bị rụng tóc khoảng 2 tuần sau đó. Ngoài tế bào tóc thì các tế bào da, niêm mạc cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Tuy nhiên, mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Do đó, có bệnh nhân sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Rụng tóc là tác dụng phụ không gây nguy hiểm nhưng làm bệnh nhân lo lắng do ảnh hưởng tới ngoại hình, tâm lý. Ngoài tóc bị rụng, thuốc còn gây tình trạng tóc bị mỏng và dễ bị gãy hơn.
Các cách giúp bệnh nhân giảm nhẹ tác động do rụng tóc hoặc tóc bị mỏng:
- Chủ động cắt tóc ngắn.
- Dùng khăn trùm đầu để tránh tóc vương vãi.
- Sử dụng tóc giả, nếu biết trước sẽ bị rụng tóc, có thể chủ động sử dụng tóc của mình làm tóc giả.
- Dùng thiết bị làm lạnh da đầu có thể giảm được độ nặng của rụng tóc, thiết bị hiện đã có tại Viêt Nam. Tuy nhiên, chi phí còn cao và không ngăn được hoàn toàn tóc rụng.
- Sử dụng dầu gội đúng cách, có thể dùng loại dành cho em bé sẽ êm dịu cho da đầu hơn.
- Không sử dụng thuốc nhuộm, máy sấy tóc, massage da đầu quá mức có thể làm tổn thương da đầu đang nhạy cảm.
- Ngoài rụng tóc thì bệnh nhân cũng dễ bị sạm da, nám da. Do đó, cần chú ý tránh ánh nắng khi ra đường bằng cách dùng khẩu trang, quần áo, kem chống nắng.
- Ăn đủ chất, uống nhiều nước.
Sau khi ngưng thuốc, tóc sẽ mọc lại, thường dày và xoăn hơn sau 4 - 6 tháng. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ điều trị nhằm tránh các loại thuốc gây rụng tóc, nếu được. Tuy nhiên, không nên lo sợ tác dụng phụ mà bỏ qua việc điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.