
Theo chia sẻ của bác sĩ Hoàng Khánh Chi, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như thể tạng kém, suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể (thiếu GH, loạn sản xương…), trẻ bị suy thận mạn, các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến yên… Bên cạnh đó, bệnh có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não. Cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Để điều trị và cải thiện chiều cao hiệu quả, trẻ cần được phát hiện thiếu hormone tăng trưởng ngay khi tuổi còn nhỏ. Việc tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ở "giai đoạn vàng" sẽ giúp cải thiện quá trình thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.
Đơn cử như trường hợp bé N.M.T. (14 tuổi, trú tại Bình Phước), thời điểm khám tại bệnh viện, dù đã 14 tuổi nhưng chỉ nặng 33kg, cao 135cm (so với chuẩn chiều cao trung bình thì bé thiếu đến 28cm). Mỗi năm bé chỉ tăng 1 - 2cm và thậm chí có năm không tăng.
Thấy con trai quá thấp bé so với các bạn cùng lớp, mẹ bé đã đưa đi khám ở bệnh viện địa phương và được tư vấn cho bé sử dụng thêm các loại sữa bổ sung canxi cùng một số thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao. Tuy nhiên, sau một thời gian, chị thấy chiều cao của bé vẫn không được cải thiện.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Dinh dưỡng - Tiết chế… đã phối hợp đánh giá các nguyên nhân có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Sau khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát, các bác sĩ cho biết bé bị thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng do suy tuyến yên toàn bộ.
Tháng 2/2019, các bác sĩ bắt đầu tiến hành tiêm hormone tăng trưởng đồng thời bổ sung các hormone tuyến yên cho bé. Đến giữa tháng 9/2020, chiều cao của bé tăng hơn 18cm, đạt hơn 153cm.
TS.BS Trần Quang Nam, Trưởng Khoa Nội tiết khuyến cáo: Tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi tuổi xương được 14 - 15 tuổi ở bé trai và 15 - 16 tuổi ở bé gái. Lúc này các sụn xương sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Do đó việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm là rất quan trọng. Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ được điều trị tại chuyên khoa Nội tiết Nhi bằng hormone tăng trưởng. Khi đến độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ được đánh giá lại tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng. Nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa Nội tiết người lớn.
Nếu bỏ qua "giai đoạn vàng" phát triển, việc điều trị sẽ không còn tác dụng, trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra có thể sẽ đạt được khi trưởng thành. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý sau này của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên liên tục theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng.
Nếu thấy chiều cao của con thấp hơn trung bình, nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Nội tiết và chuyên khoa Nhi để được tầm soát các nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bổ sung hormone tăng trưởng trong trường hợp có chỉ định để phát triển chiều cao cho trẻ càng sớm càng tốt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa có cảnh báo về việc một số cá nhân mạo danh trung tâm để bán thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh.
VTV.vn - Hoại tử chỏm xương đùi do thiếu máu nuôi là hiện tượng hoại tử xương do thiếu máu nuôi dẫn đến mất hình thái chỏm và mất chức năng của khớp háng.
VTV.vn - Trung Quốc ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 mới, do ngày càng nhiều các ca bệnh không có triệu chứng đã bị bỏ qua trước đây ở tỉnh Cát Lâm.
VTV.vn - Hai bệnh nhân 82 và 87 tuổi vừa được phẫu thuật cầu nối động mạch đùi - động mạch khoeo trên trái, động mạch chậu phải - động mạch đùi trái bằng mạch nhân tạo.
VTV.vn - Google sẽ đóng góp các địa điểm của mình ở Mỹ để phục vụ cho công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 - theo CNBC.
VTV.vn - Bé trai 11 tuổi vô tình trượt chân té xuống khi leo cây, không may đùi phải của bé bị cây chanh đầy gai đâm xuyên thấu từ sau ra trước sắp thủng ra da mặt trước đùi.
VTV.vn - Cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Pháp về COVID-19 cho biết nước này có thể sớm áp đặt lệnh đóng cửa lần thứ 3 kể từ tháng 2 tới.
VTV.vn - Hai nhân viên tuyến đầu chống dịch ở Ấn Độ vừa được xác nhận tử vong hôm Chủ nhật do các biến chứng sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
VTV.vn - N.D.T., 20 tuổi, quê ở Trà Vinh nhập viện với gương mặt biến dạng sau tiêm khi silicon lỏng không rõ nguồn gốc.
VTV.vn - Liên danh Pfizer/BioNTech vừa nộp đơn xin cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 tại Hàn Quốc, khi nước này chuẩn bị triển khai chương trình tiêm chủng vào tháng 2 tới.
VTV.vn - Áp xe vú là tình trạng vú bị viêm, sưng tấy và đỏ. Khi ấn vào, chị em sẽ có cảm giác rất đau, cứng do dịch mủ đã bị tích bên trong.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí (Đà Nẵng), bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ trong tình trạng đau bụng dữ dội, vật vã.
VTV.vn - Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 200 trẻ dính lưỡi.
VTV.vn - Bản tin 18h ngày 25/1 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết: Vừa phát hiện thêm 1 ca mắc COVID-19 mới, được cách ly ngay sau nhập cảnh.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận một trường hợp 53 tuổi với khối u khổng lồ vùng bả vai kéo xuống thắt lưng và vùng mông bên phải.