Bệnh nhân L.G.T (50 tuổi, trú tại Thanh Ba, Phú Thọ) chia sẻ, cách đây 4 năm, bệnh nhân bỗng nhiên thấy khàn cổ, ho nhiều, giọng nói thay đổi. Tình trạng ngày càng nặng hơn khiến ông bị mất tiếng, hụt hơi và lúc nào cũng có cảm giác có vật gì vướng trong cổ họng. Bệnh nhân đã đi khám ở các cơ sở y tế tuyến dưới, được chẩn đoán ung thư thanh quản.
Tiền sử ghi nhận, bệnh nhân có "thâm niên" hút thuốc từ khi mới 15 tuổi và nghiện nặng với số lượng hút hơn 2 bao/ngày, hơn nữa còn thường xuyên uống rượu mỗi ngày.
Kết quả khám nội soi sinh thiết cho thấy, bệnh nhân mắc ung thư thanh quản và được chỉ định phẫu thuật. Các bác sĩ đã mổ vét hạch và cắt u thanh quản cho bệnh nhân vào năm 2018.
Nhưng sau phẫu thuật 1 năm, sức khỏe bệnh nhân giảm sút trầm trọng. Công việc làm thợ xây đành bỏ vì không thể làm được việc nặng. Mỗi lần mang vác vật nặng, bệnh nhân không thở được. Giọng nói bệnh nhân gần như mất hẳn, chỉ có tiếng kêu ú ớ…
Các bác sĩ tuyến dưới quyết định mổ lại lần 2 cho bệnh nhân nhằm mở khí quản do hẹp khít thanh quản. Đây là một biến chứng thường gặp sau các phẫu thuật ở vùng thanh quản thanh quản hoặc sau các chấn thương thanh quản do tác động bên ngoài hoặc tác động từ bên trong (đặt ống nội khí quản kéo dài..), nhưng lại là biến chứng nặng, khó xử lý.
Các bác sĩ tiến hành lắp ống thở và nong thanh quản cho bệnh nhân bằng kỹ thuật cắt dính bên trong thanh quản bằng dao mổ laze. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân phải đeo dụng cụ nong thanh quản liên tục và xuất hiện các cơn ho kéo dài. Việc hít thở của bệnh nhân trở nên khó khăn, lúc nói thì câu được câu chăng, thậm chí gần như bị câm… vì phát âm không thành tiếng.
Tại Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện E, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, các bác sĩ quyết định lựa chọn phương pháp tạo hình thanh quản phục hồi giọng nói cho bệnh nhân.
Kỹ thuật này hầu như chưa được thực hiện cho người bệnh có sẹo hẹp thanh quản ở Việt Nam. Đây là một kỹ thuật khó thường được chỉ định và thực hiện cho bệnh nhân bị ung thư thanh quản để các bác sĩ đồng thời phẫu thuật cắt bỏ khối u và tạo hình thanh quản trong một lần.
Nhờ được tạo hình thanh quản nên giọng nói của bệnh nhân được phục hồi tối đa, thậm chí người bệnh còn có thể hát.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu được phát hiện triệu chứng ung thư thanh quản sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là 80%, nhưng đa phần các trường hợp chủ quan và thiếu hiểu biết nên bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Vì vậy, nếu chứng khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi trên 40, cần được xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Đây là triệu chứng ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân. Hoặc nếu xuất hiện nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản, người dân nên cẩn trọng.
Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân còn thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
Người bệnh có biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức, nhưng càng về sau, hiện tượng càng có biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn. Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn. Sút cân không rõ nguyên nhân kèm theo những bất thường nói trên là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản.
Do đó, người bệnh cần lưu ý thăm khám kịp thời ở bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để xác định tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.