Tỏi có mặt rất thường xuyên trong các bài thuốc y học dân gian. Theo GS Đoàn Thị Nhu, PGS Phạm Duy Mai và PGS.TSKH Đỗ Trung Đàm trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học và Kỹ thuật), tỏi có vị cay, mùi hôi, tính ấm, có tác dụng giải cảm, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, hạ khí, trừ giun, thông quan.
Để chữa ho có đờm, dùng rượu tỏi 1/5 với liều ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 giọt pha với nước đường. Để chữa cảm cúm, mỗi lần dùng từ 1 đến 2g tỏi tươi nấu cháo ăn, kết hợp đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa lỵ amip (tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica) hay lỵ trực khuẩn, lấy tỏi giã nát ngâm với nước sôi để nguội với tỷ lệ 5% hoặc 10%, ngâm từ 1 đến 2 giờ và lọc qua gạc, thụt giữ. Trong từ 1 đến 2 ngày đầu, thụt dung dịch 5% (100ml), sau đó dùng dung dịch 10%. Mỗi ngày thụt một lần, có thể đồng thời uống 6g tỏi, chia làm 3 lần uống trong ngày. Thời gian điều trị từ 5 đến 7 ngày. Chữa ung nhọt, áp xe, viêm tấy: Giã giập tỏi đắp từ 15 đến 20 phút (nếu để lâu có thể gây bỏng da).
Nước tỏi 10% còn được dùng chữa các vết thương có mủ, chữa giun kim (thụt rửa như cách chữa lỵ nhưng phối hợp thêm với lòng đỏ trứng gà), chữa viêm phế quản mãn tính và ho gà.
Để chữa tăng huyết áp, ngày uống 20 - 50 giọt cồn tỏi ⅕ với cồn 60⁰, chia làm 2 đến 3 lần uống. Lưu ý, nếu dùng quá liều huyết áp sẽ tăng.
Không chỉ ở Việt Nam, tỏi cũng rất được tin dùng trong y học dân gian nước ngoài. Ở Trung Quốc, tỏi được làm làm thuốc chống độc, long đờm, lợi tiểu, diệt giun, tăng cường tiêu hóa, chữa dịch hạch, dịch tả, vô kinh, thiếu sinh tố và phối hợp với các dược liệu khác trị các bệnh: vàng da, sốt và cũng được dùng để phòng sốt rét.
Ở Ấn Độ, các chế phẩm tỏi được dùng trong lao phổi, hoại thư phổi và ho gà. Các bệnh lao thanh quản, lupus và loét tá tràng được điều trị với dịch ép tỏi. Hít dịch ép tỏi tươi có ích trong điều trị lao phổi. Tỏi được dùng trị khó tiêu, đầy hơi, đau bụng. Dịch ép tỏi được dùng ngoài làm chất gây sung huyết da trong một số bệnh về da và làm thuốc nhỏ tai trong bệnh đau tai. Dịch ép tỏi hòa loãng với nước dùng để rửa vết thương và vết loét hôi thối. Chế phẩm từ tỏi, thủy xương bồ và diếp cá được dùng trị đau kinh và đau bụng xuất huyết trong khi mang thai. Tinh dầu tỏi giúp kích thích tiêu hóa và diệt giun. Tỏi còn được dùng chữa rắn cắn và bọ cạp cắn, dùng phối hợp với xuyên tâm liên lại có công dụng trong điều trị sốt rét.
Ở Peru, tỏi được giã và dùng ngoài điều trị bệnh ký sinh trùng và ghẻ lở ở gia súc. Ở miền Trung Haiti, tỏi điều trị đau bụng, bệnh về da, viêm phế quản, viêm phổi, thiếu dinh dưỡng.
Ở Nepal, tỏi có trong thành phần một số bài thuốc trị thấp khớp. Ở Algieri, thuốc ngâm tỏi được dùng uống trị tăng huyết. Ở Indonesia, tỏi có trong thành phần một loại thuốc bột dùng ngoài cho các phụ nữ sau sinh khi sinh đẻ và một loại thuốc đắp để điều trị các vết bọ cạp đốt và rắn rết cắn. Tỏi cũng có trong thành phần những thuốc uống để trị các chứng khó tiêu, tiêu chảy, nôn, đau thượng vị, rối loạn đường tiết niệu, vô sinh ở phụ nữ chán ăn, đau bụng trên kết hợp với vàng da.
Tỏi đã bóc vỏ (Hình minh họa: ashoremarine.com)
Những công dụng của tỏi được thử nghiệm lâm sàng xác nhận là áp dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, dự phòng huyết khối động mạch vành, xơ vữa động mạch và xuất huyết não; điều trị tăng lipid máu, tăng huyết áp nhẹ và các rối loạn về mạch máu. Liều dùng trung bình mỗi ngày: từ 2 đến 5g tỏi tươi, từ 0.4 đến 1.2 kg bột khô, từ 2 đến 5mg tinh dầu, từ 300 đến 1000mg cao khô. Có thể ăn tỏi với thức ăn để dự phòng rối loạn tiêu hóa.
Các bài thuốc có tỏi:
- Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước: tỏi, hành, trầu không dùng tươi, mỗi vị 330g kết hợp cùng lá ớt tươi 200g và mật lợn 1 lít. Hành, tỏi bỏ vỏ cùng trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, cô còn khoảng 300ml, cho vào 1kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn vào canh kỹ tới khi sền sệt và đựng vào lọ kín. Vết thương rửa sạch, bôi cao vào. Ngày rửa và bôi thuốc một lần.
- Chữa dịch tả: tỏi 100g sắc với 300ml nước tới khi còn 100ml, uống trong ngày.
- Chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm: tỏi giã vắt lấy 10ml nước cốt để uống, kết hợp dùng tỏi bọc bông nút vào mũi để chống lây.
- Chữa sốt rét: tỏi từ 6 đến 7 củ, để sống một nửa, nướng chín một nửa, ăn hết, khi nào thấy nôn hay đại tiện thông thì tức là khỏi bệnh.
- Chữa lỵ: tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy phần nước thụt vào hậu môn và giữ lại khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày một lần đồng thời kết hợp ăn hàng ngày 6g tỏi sống chia làm 3 lần. Điều trị từ 5 đến 7 ngày thì có kết quả.
- Trị giun kim, giun móc: thường xuyên ăn tỏi sống và dùng nước tỏi 5% thụt vào hậu môn như chữa lỵ.
- Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: tỏi giã, rịt vào rốn (để cách bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại, nhét vào hậu môn.
- Chữa bệnh do trichomonas (bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục do một loại kí sinh trùng đơn bào nhỏ tên là trichomonas vaginalis gây nên) và bệnh âm đạo lở ngứa: tỏi 120g giã nhỏ, ngâm trong 2 lít nước, rửa và thụt vào âm đạo.
- Chữa đơn sưng, mụn, lở (2 bài thuốc):
+ Tỏi giã trộn với ít dầu vừng mà bôi.
+ Tỏi kết hợp cùng bí đao, giã đắp.
- Chữa viêm họng: lá tỏi, lá mướp, giã vắt lấy nước uống.
- Bài thuốc cường dương ích thận: tỏi, hẹ ăn với thịt dê trắng (400g tái). Cứ 3 ngày ăn một lần.
- Chữa trúng phong cấm khẩu bại liệt nửa người, trẻ em kinh giản: tỏi, nhũ hương, phòng phong, thương truật, xuyên khung, khổ tử, bồ kết (bỏ hạt), các vị bằng nhau và tất cả bằng 50%, thạch xương bồ bằng 50%. Tán bột, viên với hồ, dùng hùng hoàng làm áo, mỗi lần uống 1 viên bằng hạt ngô đồng (trẻ em uống nửa viên) với nước thang riêng tùy theo chứng bệnh.
- Chữa tiểu rắt, tiểu buốt: tỏi 1 củ, dành dành 7 quả. Giã nát, đắp vào rốn.
- Chữa sai khớp, bong gân: tỏi 1 củ, vòi voi (lá và hoa) 30g, muối ăn 10g. Tất cả giã nát đắp vào chỗ sưng tấy sau đó băng lại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).