Theo bản tin cập nhật hàng tháng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/1/2024, trong giai đoạn 28 ngày từ ngày 11/12/2023 đến ngày 7/1/2024, số ca mắc COVID-19 mới trên toàn cầu đã tăng 4% so với khoảng thời gian 28 ngày trước đó, với hơn 1,1 triệu ca mắc mới. Số ca tử vong mới giảm 26% so với khoảng thời gian 28 ngày trước đó, với 8.700 trường hợp được báo cáo. Số ca nhập viện mới do COVID-19 và số ca nhập viện vào khoa hồi sức (ICU) trong giai đoạn này đều ghi nhận tăng, lần lượt là 40% và 13% với hơn 173.000 và 1900 ca nhập viện. WHO cảnh báo biến thể phụ JN.1 lưu hành nhiều nhất và hiện được 71 quốc gia báo cáo, chiếm khoảng 66% số trình tự được giải mã.
Khu vực Đông Nam Á báo cáo hơn 26.000 ca nhiễm mới, tăng 379% so với khoảng thời gian 28 ngày trước đó. Năm (45%) trong số 11 quốc gia có dữ liệu báo cáo cho thấy số ca mắc mới tăng từ 20% trở lên, với số ca mắc mới cao nhất được báo cáo từ Ấn Độ (15.079 ca mới; 1,1 ca mới trên 100.000; +843%), Indonesia (8610 ca mới; 3,1 số ca mới trên 100.000; +399%) và Thái Lan (2327 ca mới; 3,3 ca mới trên 100.000; +17%). Số ca tử vong mới trong 28 ngày trong khu vực đã tăng 564% so với khoảng thời gian 28 ngày trước đó, với 186 ca tử vong mới được báo cáo. Cao nhất được báo cáo từ Ấn Độ (86 ca tử vong mới; <1 ca tử vong mới trên 100.000; +682%), Indonesia (72 ca tử vong mới; <1 ca tử vong mới trên 100.000; +1340%) và Thái Lan (21 trường hợp tử vong mới; <1 trường hợp tử vong mới trên 100.000; +91%). Bộ Y tế Thái Lan cho biết nhiều trường hợp thở máy và tử vong do COVID-19 được ghi nhận là chưa tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đủ vaccine theo hướng dẫn.
Tại TP. Hồ Chí Minh, theo số liệu giám sát của HCDC, từ ngày 18/12/2023 đến hết ngày 22/01/2024 các bệnh viện của Thành phố tiếp nhận 94 ca COVID-19 điều trị nội trú đến từ TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác. Trong 94 bệnh nhân nội trú nói trên có 17 ca bệnh nặng phải thở oxy, không có ca tử vong do COVID-19. Tất cả ca bệnh nặng đều là người thuộc nhóm nguy cơ (có bệnh nền nặng) và chưa tiêm chủng đủ các mũi vaccine COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Kết quả giải mã trình tự gen được tiến hành bởi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tháng 12/2023 ghi nhận có 12/16 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1, ngoài ra có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca BA.2.86.1 và 1 ca XDD. Dấu hiệu đáng lo ngại là số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong sáu tuần gần đây.
Như vậy biến thể phụ JN.1 cũng đã xuất hiện tại TP. Hồ Chí Minh sau khi CDC Hoa Kỳ báo cáo đây là biến thể đang phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế tại Mỹ trong tháng 12/2023. JN.1 được WHO phân loại là "biến thể đáng quan tâm" (variant of interest - VOI) từ ngày 18/12/2023 vì biến thể này đã lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Hiện nay, WHO đang theo dõi 5 biến thể cần quan tâm (VOI) gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86 và JN.1. Với kết quả giám sát mới trong tháng 12 thì ngoại trừ biến thể EG.5, các biến thể phụ cần quan tâm (VOI) khác đều đã phát hiện tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo WHO, JN.1 có những đặc điểm kháng nguyên mới cho phép virus dễ dàng tấn công vào hệ miễn dịch, dễ lây truyền hơn, do đó đã nhanh chóng chiếm ưu thế trong các biến thể SARS-CoV-2 gây bệnh toàn cầu. Tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron. Nhìn chung, tất cả các biến chủng hiện nay đều gây ra các triệu chứng bệnh COVID-19 tương tự nhau và mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng của hệ miễn dịch và trạng thái sức khỏe của từng người (có các bệnh nền hay không). Khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ cũng cho thấy vaccine phòng COVID-19 hiện có, kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán và thuốc điều trị COVID-19 vẫn còn hiệu quả đối với JN.1.
Trong bối cảnh Tết Nguyên Đán sắp cận kề, giao lưu, đi lại sẽ tăng cao, nguy cơ gia tăng số ca bệnh và số ca nhập viện do COVID-19 là hiện hữu. Để phòng, chống COVID-19, Ngành y tế khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là và tiếp tục thực hiện các biện pháp sau để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, nơi tập trung đông người…; hoặc khi có triệu chứng hô hấp.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Vận động người dân tiêm nhắc vaccine phòng COVID-19 theo khuyến cáo của Ngành y tế, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ như: người cao tuổi, người có bệnh nền…
- Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Người cao tuổi, có bệnh lý nền, thai phụ… khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Sở Y tế chỉ đạo cho HCDC theo dõi sát số trường hợp mắc COVID-19 nhập viện, số trường hợp nặng phải nhập khoa hồi sức cũng như tiếp tục giám sát các biến thể COVID-19. Đồng thời, Sở Y tế đã có công văn chỉ đạo các bệnh viện luôn trong tình trạng sẵn sàng để tiếp nhận và điều trị các trường hợp COVID-19 cần nhập viện theo các tình huống giả định và kịch bản ứng phó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.
VTV.vn - Ngày 25/12, gia đình hai người bệnh chết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đồng lòng quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) vừa tiếp nhận cấp cứu cho nam bệnh nhân 16 tuổi, bị thương do tai nạn pháo nổ.
VTV.vn - Đơn vị Cấp cứu 115 - Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai vừa xử trí cấp cứu thành công cho bệnh nhi 9 tháng tuổi bị ngưng hô hấp tuần hoàn do sặc cháo.
VTV.vn - Sáng 26/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
VTV.vn - Đơn vị nội soi tiêu hóa Bernard đã giúp phát hiện nhiều trường hợp tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường.
VTV.vn - Hơn 3 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca bỏng điện cao thế xảy ra trong quá trình đi câu cá.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cứu sống bệnh nhi 8 tháng tuổi mắc sởi biến chứng viêm cơ tim cấp.
VTV.vn - Đầu tháng 12/2024, Khoa Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận điều trị bệnh nhân nam 45 tuổi, bị thương tích nặng vùng đầu, mặt do pháo nổ.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối liền cổ chân bị đứt rời cho một bệnh nhân nam 34 tuổi, ở Phú Thọ.