Trong khi các nước trên thế giới đang lên kế hoạch về việc thiết lập "hộ chiếu vaccine", một dạng thẻ chứng nhận tiêm chủng hoặc chứng nhận đã miễn dịch với COVID-19, để thúc đẩy phục hồi kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại xuyên biên giới của người dân. Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) cũng đã tiến hành nhiều cuộc họp thảo luận về vấn đề này. Các chuyên gia y tế tỏ ra dè dặt về "hộ chiếu vaccine", nói rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy sau khi tiêm vaccine thì sẽ không bị lây nhiễm và không trở thành đối tượng lây lan virus, hơn nữa virus biến chủng nhanh chóng nên khó có thể xác định hiệu quả của vaccine. Một số chuyên gia lại quan tâm đến việc thao tác như thế nào trong thực tiễn, trong khi đó một số doanh nhân lo ngại về yêu cầu chứng nhận vaccine ở các nước khác nhau và họ không biết nên sử dụng loại nào.
Ngày 19/3, Giám đốc Trung tâm Truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Hong Kong (Trung Quốc) Hà Bách Lương, cho biết: Vaccine ngừa COVID-19 đóng vai trò tích cực trong việc cứu vãn nền kinh tế. Khi tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu tiếp tục tăng lên, Chính quyền Hong Kong nên đàm phán với các khu vực khác để thúc đẩy một hệ thống thừa nhận lẫn nhau về vaccine thường được gọi là "hộ chiếu vaccine", để người dân của hai bên sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai được 14 ngày thì có thể miễn kiểm dịch cách ly khi nhập cảnh và sẽ an toàn hơn việc thiết lập "bong bóng du lịch".
Theo ông, "bong bóng du lịch" trước đây dựa vào xét nghiệm virus để đảm bảo an toàn, nhưng vấn đề lớn nhất là kết quả xét nghiệm chỉ phản ánh tình hình ngay lúc đó, không thể loại trừ khả năng người đó đang trong thời gian ủ bệnh hoặc sau khi rời khỏi biên giới hoặc trong thời gian xuất cảnh thì bị nhiễm bệnh. Nhưng việc tiêm chủng thì khác, vaccine có tác dụng nhất định, những người đã tiêm phòng nếu bị nhiễm virus thì cũng sẽ giảm đáng kể rủi ro cho dù họ quay trở lại Hong Kong (Trung Quốc) hay trong thời gian du lịch nước ngoài.
"Bong bóng du lịch" trước đây chỉ dựa vào xét nghiệm virus để đảm bảo an toàn, không thể loại trừ khả năng người đó đang trong thời gian ủ bệnh. (Ảnh: CNA)
Ông cho rằng việc phải chờ đến khi không có ca nhiễm bệnh nào thì mới thảo luận về việc nối lại các chuyến du lịch nước ngoài là không khả thi; đồng thời đề xuất Chính quyền Đặc khu có thể xem xét việc thiết lập "hộ chiếu vaccine" với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc Đại lục. Ông lấy ví dụ dân số của Nhật Bản và Hàn Quốc hơn Hong Kong rất nhiều, vì vậy họ không thể nhìn số ca mắc mới trong ngày để xác định nguy cơ, và sự phân bố khu vực của các ca mắc bệnh ở hai bên cũng có sự khác biệt. Nếu so với Nhật Bản và Hàn Quốc trong 7 ngày qua, tỷ lệ các ca mắc COVID-19 được ghi nhận trên 100.000 người trên thực tế là tương đương với Hong Kong (Trung Quốc).
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế lại cho rằng Hong Kong (Trung Quốc) trong ngắn hạn muốn thông quan với Trung Quốc Đại lục dựa vào "hộ chiếu vaccine" là không thực tế. Xét từ góc độ y tế, việc tiêm phòng không có nghĩa là loại trừ khả năng lây nhiễm hoặc mang virus. Nhiều nước cũng đã xảy ra trường hợp người tiêm vaccine có kết quả dương tính với axit nucleic sau khi tiêm chủng, do đó, nếu người tiêm phòng đến từ các vùng có dịch bệnh không ổn định thì khi sang các khu vực khác vẫn mang lại rủi ro cho nơi đó, đây là các yếu tố rủi ro mà Đại lục sẽ phải cân nhắc.
Về tiêu chuẩn chấp nhận vaccine, ông Tăng Kỳ Ân (Tsang Kay Yan), Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Bệnh Truyền nhiễm của Hiệp hội Y khoa Hong Kong (Trung Quốc), cho rằng: Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) có trách nhiệm làm rõ loại vaccine nào được sử dụng ở một quốc gia hay khu vực nào đó, sau khi đi máy bay đến một quốc gia hoặc khu vực khác cần phải được sự thừa nhận lẫn nhau, như vậy có thể giảm bớt được tranh chấp giữa hai bên. Mặc dù Hong Kong chưa có "hộ chiếu vaccine", nhưng hiện nay, sau khi người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19, có thể nhận được thẻ chứng nhận điện tử thông qua ứng dụng "iAm Smart", đồng thời chính quyền cũng sẽ cung cấp chứng nhận bằng giấy.
Một số chuyên gia kết luận rằng rủi ro và lợi ích của "hộ chiếu vaccine" cùng tồn tại song song. Tuy nhiên, lợi ích của "hộ chiếu vaccine" vượt trên rủi ro và lo ngại. Vì vậy, Chính quyền Hong Kong cần phải thúc đẩy việc tiêm chủng, đồng thời nỗ lực gia nhập hàng ngũ "hộ chiếu vaccine". Điều này không những có thể trở thành động lực cho việc tiêm chủng, mà còn giúp Hong Kong nhanh chóng thoát khỏi suy thoái kinh tế, để cuộc sống của người dân được trở lại bình thường.
Hong Kong (Trung Quốc) đã bắt đầu chương trình tiêm phòng COVID-19 tháng 2 vừa qua với vaccine của hãng công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc. Đầu tháng này, Hong Kong (Trung Quốc) bổ sung thêm vaccine Fosun/BioNTech vào chương trình tiêm chủng với tỷ lệ sử dụng là 96%, so với 84% đối với vaccine Sinovac. Mục tiêu là đến cuối năm nay, 7,5 triệu người dân của thành phố sẽ được tiêm chủng. Tính đến nay, khoảng 304,100 người Hong Kong (Trung Quốc) đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.