Tham dự chương trình là hơn 80 gương mặt hiến tiểu cầu tiêu biểu đại diện cho hàng nghìn người hiến tiểu cầu thường xuyên. Có rất nhiều cách để mỗi cá nhân có thể đóng góp những việc làm thiện nguyện cho xã hội, giúp ích cho đời; hơn 80 cá nhân này họ chọn cách sẻ chia những đơn vị tiểu cầu quý giá của mình nhiều lần để cứu người.
Một số tấm gương người hiến tiểu cầu tiêu biểu giai đoạn 2018 - 2020 tham dự chương trình như: anh Nguyễn Văn Khải (Nam Định - tổng số 45 lần hiến máu và tiểu cầu, riêng 3 năm gần đây có 42 lần hiến tiểu cầu) hàng tháng đều đặn vượt quãng đường 200 km giữa Nam Định - Hà Nội để hiến tiểu cầu; anh Nguyễn Minh Thái (tổng số 55 lần hiến máu và tiểu cầu, trong đó có 41 lần hiến tiểu cầu trong 3 năm); chị Nguyễn Thị Thu Hiền (45 lần hiến máu và tiểu cầu, trong đó có 38 lần hiến tiểu cầu từ 2018 đến nay), Nguyễn Vân Trường (Hà Nội - 38 lần hiến máu, 25 lần hiến tiểu cầu trong 3 năm), anh Nguyễn Văn Khánh (Hưng Yên - tổng số 52 lần hiến máu và tiểu cầu, riêng 3 năm gần đây có 18 lần hiến tiểu cầu) đi 40km để tham dự chương trình cũng như tham gia hiến tiểu cầu thường xuyên…
Những năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào hiến máu tình nguyện, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng như các một số Trung tâm Máu lớn đã triển khai thành công việc tiếp nhận tiểu cầu từ một người cho với sự chia sẻ, hỗ trợ của hàng vạn người hiến tiểu cầu.
Tiểu cầu là tế bào rất nhỏ trong máu, được sinh ra từ tủy xương, làm nhiệm vụ cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Tiểu cầu cũng là thành phần máu có vai trò quan trọng trong điều trị những bệnh lý và người bệnh có liên quan đến những rối loạn đông cầm máu, thường là những trường hợp rất nặng nề, liên quan tới tính mạng....
Khối tiểu cầu là một loại chế phẩm máu rất đặc biệt được sử dụng cho điều trị và dự phòng các biểu hiện chảy máu; nhưng chỉ có thời hạn bảo quản và lưu trữ rất ngắn (3 – 5 ngày). Trên thực tế, có nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến rối loạn đông cầm máu, thường là trường hợp nặng… cần truyền tiểu cầu. Có thể kể đến các bệnh như: xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, ung thư máu hoặc các bệnh ung thư di căn đến tủy xương…
Để có được tiểu cầu, các trung tâm truyền máu thường tách từ những đơn vị máu toàn phần trong hệ thống kín, vô trùng; gộp từ 3 - 4 người hiến sẽ được một đơn vị tiểu cầu thông thường. Tuy nhiên, loại chế phẩm tiểu cầu này không đáp ứng được nhu cầu điều trị. Chính vì thế, ở nước ta cũng như trên thế giới, người ta áp dụng những kỹ thuật hiện đại để thực hiện gạn tách tiểu cầu từ một người hiến (với thời gian hiến trung bình từ 60 - 90 phút).
Chỉ đến những năm gần đây, hình thức hiến thành phần máu này mới trở nên phổ biến hơn, lượng người hiến tiểu cầu liên tục gia tăng. Gạn tách tiểu cầu là kỹ thuật mà không phải Trung tâm máu nào cũng thực hiện được. Hiện nay tại Việt Nam, chỉ một số Trung tâm máu lớn mới thực hiện được hoạt động này. Thiết bị gạn tách đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện kỹ thuật, chất lượng đơn vị tiểu cầu và hiệu suất công việc.
Riêng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, việc gạn tách tiểu cầu từ một người hiến đã được triển khai từ năm 2000 với số lượng chỉ 10 đến vài chục đơn vị tiểu cầu tiếp nhận được mỗi năm. Trong giai đoạn 2000 - 2010, Viện chỉ tiếp nhận được 11.337 đơn vị tiểu cầu gạn tách, con số này ở giai đoạn 2010 - 2020 là 222.187 đơn vị (tăng gấp 20 lần so với 10 năm trước đó).
TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết: Khoa học càng phát triển thì càng cần đến máu và chế phẩm máu. Trong 20 năm qua (2000 - 2020), Viện tiếp nhận được 233.524 đơn vị khối tiểu cầu gạn tách. Tỷ lệ người hiến tiểu cầu thường xuyên đã tăng lên rất nhiều và có xu hướng tăng đều đặn; có những người đã hiến hơn 100 lần. Đó cũng chính là điều mong mỏi và định hướng phát triển của Viện. Những người hiến tiểu cầu thường xuyên sẽ góp phần đem đến những chế phẩm máu an toàn nhất vì họ luôn biết tự giám sát, đảm bảo cho máu an toàn. Mặt khác, việc hiến máu, hiến tiểu cầu thường xuyên cũng góp phần giúp Viện giảm tải, tiết kiệm thời gian trong các quy trình vận động, tổ chức tiếp nhận, xét nghiệm, điều chế các chế phẩm máu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi, vừa được Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cứu sống do bị sốc sốt xuất huyết nặng tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp phải thở máy.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân ngộ độc hóa chất thuốc trừ sâu.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi (trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn.
VTV.vn - Một ca cấp cứu khẩn cấp vừa diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ kịp thời cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ thận độ IV do tai nạn giao thông.
VTV.vn - Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cắt túi mật, lấy ra hơn 170 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân nữ.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.