Triệu chứng và hậu quả của say nắng

Nguyệt Ánh (Ban Thời sự), icon
06:37 ngày 21/06/2016

VTV.vn - Khi bị say nắng, lả nhiệt cần được cấp cứu vì có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ.

Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày qua trước tiên ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, nhất là người già và trẻ nhỏ. Có thể thấy điển hình và phổ biến nhất là hiện tượng say nắng. Nhẹ gọi là lả nhiệt nhưng nặng là bị sốc nhiệt. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất.

Khi phải ở ngoài trời nắng lâu hoặc gắng sức trong thời tiết nóng, cơ thể có nguy cơ bị những hội chứng liên quan đến nhiệt. Nhẹ thì bị chuột rút với cảm giác tê cứng tay chân, đau cơ. Nặng hơn bị lả nhiệt với triệu chứng vã mồ hôi nhiều, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh. Nặng nhất là bị sốc nhiệt. Khi đó cần được cấp cứu vì có thể nhanh chóng gây tổn thương não, tim, thận và cơ.

Say nắng ở thể nặng đến độ sốc nhiệt, tức là khi nhiệt độ cơ thể tăng đến hơn 400 C (1040F), lúc đó có thể bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến rối loạn ý thức, co giật, buồn nôn, mê sảng, thậm chí hôn mê. Trong trường hợp sốc nhiệt do thời tiết nóng, da nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, trong trường hợp sốc nhiệt do gắng sức sẽ cảm thấy da ẩm.

Lưu ý rằng bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt nhưng đối tượng có nguy cơ cao là người già và trẻ em. Đặc biệt, phải gắng sức hay đột ngột tiếp xúc với thời tiết nắng nóng cũng làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt. Ngay cả một số người mắc bệnh mãn tính như tim hoặc phổi, người bị béo phì, ít vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

Điều trị sốc nhiệt tập trung vào việc làm mát cơ thể về nhiệt độ bình thường để dự phòng hoặc làm giảm các tổn thương não và các cơ quan quan trọng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục