
Trên thế giới, ghép tế bào gốc đồng loài là phương pháp có hiệu quả cao, giúp điều trị khỏi một số bệnh máu lành tính như suy tủy xương, đái huyết sắc tố, tan máu bẩm sinh. Suy tủy xương là bệnh lý của tế bào gốc tạo máu với đặc điểm là giảm ba dòng tế bào máu ngoại vi do sự giảm sinh tế bào máu của tủy xương. Người bệnh có thể gặp các hội chứng: thiếu máu (do hồng cầu giảm), xuất huyết (do giảm tiểu cầu) và nhiễm trùng (do giảm bạch cầu).
Người bệnh suy tủy xương thể rất nặng với bạch cầu trung tính giảm dưới 0,2G/L đáp ứng rất kém với các thuốc ức chế miễn dịch và có tiên lượng rất xấu. Người bệnh suy tủy xương thể nặng có tỉ lệ tử vong 25% trong vòng 4 tháng đầu và 50% trong vòng 1 năm nếu không ghép tế bào gốc.
Ghép tế bào gốc đồng loài hiện nay là phương pháp duy nhất có thể điều trị khỏi suy tuỷ xương. Để ghép tế bào gốc cho người bệnh suy tủy xương, lựa chọn tối ưu là nguồn tế bào gốc của anh chị em ruột hòa hợp HLA hoàn toàn; Bên cạnh đó, còn có thể ghép từ nguồn tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng, ghép nửa hòa hợp (haplotype) hoặc ghép máu dây rốn kết hợp với ghép nửa hoà hợp.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ca ghép tế bào gốc đồng loài đầu tiên được thực hiện năm 2008 và ghép cho bệnh nhân suy tuỷ xương được tiến hành từ tháng 10/2010. Đến nay, sau 12 năm, bệnh nhân suy tủy xương đầu tiên được ghép tế bào gốc tại Viện vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2022, Viện đã ghép tế bào gốc đồng loài máu ngoại vi từ người hiến cùng huyết thống phù hợp HLA cho 47 bệnh nhân suy tủy xương mức độ nặng. Quy trình ghép được xây dựng trên cơ sở phác đồ của Viện Sức khoẻ Hoa Kỳ, tham khảo tài liệu của các nước có kinh nghiệm ghép cho bệnh nhân suy tuỷ xương phù hợp với điều kiện Việt Nam, sau đó được Bộ Y tế phê duyệt.
BSCKII. Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: "Kết quả ghép tế bào gốc đồng loài máu ngoại vi từ người hiến phù hợp hoàn toàn HLA cho các bệnh nhân suy tuỷ xương tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho thấy: Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao: tỷ lệ mọc mảnh ghép ngày thứ 30 sau ghép đạt 100%. Ước tính tỷ lệ sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm không bệnh (DFS) 5 năm sau ghép lần lượt là 84,8% và 91%. Kết quả nghiên cứu này tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng tương tự như các nghiên cứu trong và ngoài nước về kết quả ghép cho suy tuỷ xương".
Trong những năm đầu ghép cho bệnh nhân suy tủy xương, các bác sĩ đã gặp rất nhiều thách thức, ảnh hưởng đến thành bại của ca ghép như: thất bại mọc mảnh ghép, thải ghép, nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tử vong. Trải qua hơn 10 năm triển khai kỹ thuật này, các bác sĩ đã không ngừng cập nhật các tiến bộ của thế giới, đặc biệt là tại Viện Sức khỏe Hoa Kỳ để ứng dụng các phác đồ điều trị và kỹ thuật mới nhằm hạn chế tối đa các biến chứng sau ghép.
Một trong những biến chứng rất hay gặp là biến chứng nhiễm trùng, đặc biệt là trong giai đoạn điều kiện hoá (điều trị hóa chất liều cao) và mảnh ghép chưa mọc vì bạch cầu trung tính ở bệnh nhân suy tuỷ xương gần như không có.
Khi bạch cầu hạt suy giảm, khả năng phòng vệ của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là miễn dịch không đặc hiệu chống vi khuẩn. Trong những trường hợp này có thể sử dụng kháng sinh và thuốc kích thích tăng trưởng dòng bạch cầu hạt. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chưa kịp phục hồi bạch cầu hạt và bị nhiễm các loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Để khắc phục vấn đề trên, Viện đã ứng dụng phương pháp truyền khối bạch cầu hạt để hỗ trợ chống nhiễm khuẩn trong giai đoạn chờ phục hồi bạch cầu hạt trung tính. Khối bạch cầu được gạn tách từ người thân cùng nhóm máu với người bệnh thông qua hệ thống máy tách tự động.
Kỹ thuật này được ứng dụng tại Viện đã góp phần quan trọng giúp giảm nguy cơ tử vong và nâng cao khả năng thành công trong ghép tế bào gốc ở người bệnh suy tủy xương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa gắp thành công dị vật là pin cúc áo trong mũi bé 4 tuổi.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 31/1, ghi nhận 36 ca mắc COVID-19 mới; có 15 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Thời điểm đông - xuân là cao điểm của một số bệnh lý đường hô hấp, trong khi dịch COVID -19 có dấu hiệu bùng phát trở lại.
VTV.vn - Sau Tết Nguyên đán, thời tiết Miền Bắc lạnh sâu, nhiều người cao tuổi phải nhập viện điều trị vì mắc các bệnh đường hô hấp.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật nội soi lồng ngực loại bỏ khối u trung thất giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tránh những biến chứng.
VTV.vn - Nhận thấy ô tô bật tín hiệu khẩn cấp trên đường, 2 đồng chí CSGT ở Mộc Châu, Sơn La dẫn đường cho xe chở người cấp cứu tới bệnh viện kịp thời.
VTV.vn - Chiều 31/1, ông Lê Ngọc Huấn, Trưởng tàu SE1 (Đoàn Tiếp viên đường sắt Hà Nội) cho biết, tổ tàu vừa kịp thời cứu sống một bé sơ sinh bị bỏ rơi trên bậc lên xuống của tàu.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa xây dựng Kế hoạch số 282/KH-SYT về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ngành Y tế Hà Nội năm 2023.
VTV.vn - Chỉ trong vòng 1 tuần, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận điều trị thành công 10 ca lóc động mạch chủ.
VTV.vn - Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark vừa tiến hành điều trị sớm bệnh ung thư đại tràng ngang cho nam bệnh nhân Đ.N.P. (34 tuổi, ngụ tại tỉnh Đồng Nai).
VTV.vn - Tình trạng khẩn cấp về COVID-19 tại Mỹ sẽ được gia hạn một lần nữa cho đến ngày 11/5 và sau đó sẽ chấm dứt.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua tiếp tục đánh giá đại dịch COVID-19 vẫn là tình trạng y tế khẩn cấp gây lo ngại trên toàn cầu.
VTV.vn - Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo và khoa học sẽ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo mô, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể.
VTV.vn - Vào mùa lạnh, đặc biệt là những đợt rét đậm đột ngột, bệnh viêm họng, viêm thanh quản rất dễ xuất hiện.
VTV.vn - Có khoảng 20% người trưởng thành ở Mỹ đang phải sử dụng thuốc ngủ để duy trì giấc ngủ mỗi ngày của mình.