Tỷ lệ tử vong cao với bệnh lý phình động mạch chủ bụng

VTV9, icon
02:00 ngày 23/08/2019

VTV.vn - Bệnh phình động mạch chủ bụng giai đoạn đầu hầu hết không có triệu chứng, thường được phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc chụp phim cắt lớp vi tính.

Phần lớn bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng chỉ biết mình bị bệnh khi được người nhà đưa đến cấp cứu hoặc bệnh nhân đi khám bệnh vô tình phát hiện. Tỷ lệ tử vong do vỡ phình rất cao, lên tới 25% tử vong trước khi đến được bệnh viện và 51% tử vong trong bệnh viện mà chưa kịp làm phẫu thuật.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ mạnh nhất gây bệnh phình động mạch chủ bụng, tiếp theo là tuổi tác, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Giới tính và yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh sau 55 tuổi ở nam giới và 70 tuổi ở nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh này thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Bệnh nhân có thể đau vùng bụng, đau thường khu trú tại vùng hạ vị hay phía sau lưng, cảm giác đau thường liên tục, bứt rứt kéo dài hàng giờ đến nhiều ngày. Cảm giác đau có thể lan xuống vùng bẹn, ra vùng hông hay xuống chân.

Việc khám sức khỏe định kỳ, đều đặn là cần thiết để có thể phát hiện bệnh sớm. Hiện công tác điều trị bệnh này tại tuyến dưới hiệu quả vẫn chưa cao. Bệnh nhân nếu phát hiện chậm thường tử vong vì không được điều trị kịp thời, do đó việc đến bệnh viện tầm soát bệnh, điều trị là hết sức cần thiết.


Phình động mạch chủ bụng được can thiệp thế nào? Phình động mạch chủ bụng được can thiệp thế nào?

VTV.vn - Bệnh lý động mạch chủ thường gặp ở người trên 50 tuổi đặc biệt trên các bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục