Apple là một thương hiệu toàn cầu và các sản phẩm của hãng được bán ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ngay trong tuần qua, kênh BBC đã trình chiếu một phóng sự gây xôn xao liên quan đến việc của công nhân tại nhà máy lắp ráp sản phẩm của Apple tại Thượng Hải bị ép làm nhiều giờ và sử dụng lao động là trẻ em.
Apple từng nói về trách nhiệm của mình với các công ty đối tác cung cấp như nâng cao sức khỏe công nhân, đảm bảo quyền con người và an toàn lao động, môi trường làm việc tốt… nhưng trên thực tế, những quy định này đã không được tôn trọng .
Mới đây, một vụ việc cũng bị phanh phui ở xưởng sản xuất túi Gucci khi nhân công ở đây bị ép làm việc tới 14 tiếng. Để làm ra 1 chiếc túi ở đây chỉ tốn của Gucci có 23 USD, tuy nhiên trung bình giá bán của mỗi chiếc túi có giá ít nhất là 1.000 USD. Môi trường làm việc bóc lột tại các xưởng sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia là chủ đề đã bị lên án từ nhiều năm nay, tuy nhiên đã nóng lên trên các mặt báo quốc tế trong thời gian qua. Các tập đoàn đa quốc gia luôn lập luận rằng, họ chỉ làm việc với đầu mối trung gian nên không thể bị quy trách nhiệm về tình hình lao động khổ cực ở các nguồn nguyên liệu.
Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động quốc tế, có tới hơn 80% số người lao động trên thế giới mong muốn chính phủ nước mình có thêm nhiều đạo luật, chính sách bảo vệ người lao động hơn, qua đó giúp họ có được môi trường làm việc an toàn, thời gian làm việc hợp lý. Tuy nhiên, thực tế này lại hoàn toàn ngược lại. Việc phá vỡ các quy chuẩn an toàn lao động đang ngày một diễn ra dễ dàng và phổ biến hơn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.