NASA có thể đã phát hiện và vô tình phá hủy bằng chứng về chất hữu cơ trên sao Hỏa?

Theo Dân trí-Chủ nhật, ngày 15/07/2018 14:49 GMT+7

Theo một báo cáo từ New Scientist, một sứ mệnh của NASA có thể đã vô tình phá hủy những gì có thể xem là phát hiện đầu tiên về các phân tử hữu cơ trên sao Hỏa hơn 40 năm trước.

Gần đây, NASA gây ra một sự hỗn loạn khi thông báo rằng xe tự hành Curiosity phát hiện ra các phân tử hữu cơ - tạo nên cuộc sống như chúng ta biết - trên sao Hỏa. Điều này theo sau sự xác nhận đầu tiên của các phân tử hữu cơ trên sao Hỏa vào năm 2014.

Tuy nhiên, do các thiên thạch nhỏ, giàu carbon thường xuyên được tạo ra trên Hành tinh đỏ, các nhà khoa học nghi ngờ các chất hữu cơ đã tồn tại trên sao Hỏa trong nhiều thập niên. Các nhà nghiên cứu đã bất ngờ khi NASA lần đầu tiên gửi hai phi thuyền Viking đến sao Hỏa để tìm kiếm các chất hữu cơ và thấy hoàn toàn không có vào năm 1976.

Các nhà khoa học không biết phải làm gì với những phát hiện của Viking - làm sao có thể không có chất hữu cơ nào trên sao Hỏa? Chris McKay, một nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA, chia sẻ với New Scientist: "Nó hoàn toàn bất ngờ và không phù hợp với những gì chúng tôi biết".

Lời giải thích có thể đưa ra là khi phi thuyền Phoenix của NASA tìm thấy perchlorate trên sao Hỏa vào năm 2008. Đây là một loại muối được sử dụng để chế tạo pháo hoa trên Trái đất; nó rất dễ nổ dưới nhiệt độ cao. Và trong khi bề mặt của sao Hỏa không quá ấm, dụng cụ chính trên tàu Viking, máy đo phổ sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS), đã làm nóng mẫu đất sao Hỏa để tìm các phân tử hữu cơ. Vì có perchlorate trong đất sao Hỏa, dụng cụ này sẽ đốt cháy bất kỳ chất hữu cơ nào trong các mẫu.

Việc phát hiện ra perchlorate đã khẳng định lại những cáo buộc của các nhà khoa học rằng các tàu Viking có thể đã tìm thấy chất hữu cơ trên sao Hỏa. Tuy nhiên, việc tìm thấy perchlorate không cung cấp bằng chứng cụ thể cho thấy các con tàu Viking đã tìm thấy và vô tình phá hủy các phân tử hữu cơ, vì vậy cuộc điều tra tiếp tục.

Theo New Scienctist, gần đây, Curiosity phát hiện sự đa dạng của các phân tử hữu cơ trên Hành tinh đỏ bao gồm chlorobenzene. Phân tử này được tạo ra khi các phân tử carbon đốt cháy với perchlorate, vì vậy các nhà khoa học nghi ngờ rằng nó có thể được tạo ra khi các mẫu đất bị đốt cháy.

Các nhà nghiên cứu lấy cảm hứng từ bằng chứng gián tiếp này để đào sâu hơn một chút và tìm thấy nhiều bằng chứng chỉ ra những con tàu Viking có thể đã tìm thấy và sau đó phá hủy các chất hữu cơ. Trong một nghiên cứu mới, được công bố vào tháng 6 trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Các hành tinh, Melissa Guzman thuộc trung tâm nghiên cứu LATMOS ở Pháp, McKay và một số cộng tác viên đã xem xét lại dữ liệu của tàu Viking để tìm liệu có điều gì bị bỏ lỡ hay không.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng, những tàu Viking cũng phát hiện ra chlorobenzene mà rất có thể hình thành từ việc đốt cháy vật liệu hữu cơ trong các mẫu đất.

Mặc dù vậy, đây vẫn không phải là bằng chứng trực tiếp cho thấy các con tàu Viking đã tìm thấy các phân tử hữu cơ và sau đó vô tình đốt chúng và ngay trong chính những nhà khoa học đã hoàn thành cuộc điều tra này cũng bị chia rẽ quan điểm.

Guzman cho biết, cô vẫn chưa hoàn toàn tin rằng chlorobenzene họ phát hiện được hình thành khi các chất hữu cơ trong đất sao Hỏa bị đốt cháy. Cô cho rằng phân tử có thể đến từ Trái đất trên thiết bị của NASA. Nhưng bất chấp sự hoài nghi này, những người khác bị thuyết phục.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước