1/3 dân số Trung Quốc sẽ nằm trong nhóm tuổi từ 60 trở lên vào năm 2050

Quỳnh Chi (Theo China Daily)-Thứ hai, ngày 23/11/2020 14:44 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết, nước này đang lên kế hoạch đưa ra những chính sách mới nhằm đối phó với tình trạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng.

Trung Quốc  đặt mục tiêu xóa bỏ đói nghèo mạnh mẽ vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, trong dài hạn, Trung Quốc phải đối mặt với một thách thức, khó khăn khác, đó là tình trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng khi những quyết sách trong lĩnh vực phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã giúp tuổi thọ người dân nước này được nâng lên.

10,3% dân số Trung Quốc ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, 7% từ 65 tuổi trở lên, trong khi tỷ lệ tiêu chuẩn tương ứng của Liên Hợp Quốc đối với một quốc gia được coi là già hóa dân số là 10% và 7%. Theo các nhà nhân khẩu học, trong 2 năm tới, hơn 20% dân số Trung Quốc sẽ ở độ tuổi từ 60 và trên 14% từ 65 tuổi trở lên. Điều này có nghĩa, Trung Quốc sẽ chuyển sang xã hội già hóa dân số chỉ trong 22 năm, so với 115 năm của Pháp và 85 năm ở Thụy Sĩ, những quốc gia đầu tiên trên thế giới trở thành xã hội già hóa dân số.

Vào cuối năm 2019, 254 triệu người Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên, chiếm 18,1% tổng dân số nước này, 176 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 12,6% dân số. Theo dự báo, đến năm 2050, Trung Quốc sẽ có hơn 500 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 1/3 tổng dân số dự kiến ​​vào thời điểm đó. Mức tăng này sẽ đặt sức ép lớn lên hệ thống y tế và chăm sóc xã hội của Trung Quốc.

1/3 dân số Trung Quốc sẽ nằm trong nhóm tuổi từ 60 trở lên vào năm 2050 - Ảnh 1.

Dự báo, đến năm 2050, Trung Quốc sẽ có hơn 500 triệu người từ 60 tuổi trở lên. (Ảnh: China Daily)

Tình trạng dân số già chắc chắn sẽ tạo ra những thách thức, khó khăn tại Trung Quốc. Một số báo cáo cho biết, chính quyền ở một số vùng nông thôn và địa phương nghèo đã không trả lương hưu đúng hạn, khiến chính quyền trung ương phải vào cuộc để giải quyết vấn đề.

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo đất nước vào năm 2012, Trung Quốc đã ban hành các luật và quy định mới nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người cao tuổi, củng cố, phát triển lĩnh vực chăm sóc và nâng cao chất lượng dịch vụ cho người cao tuổi.

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để đối phó với vấn đề dân số già là tăng tuổi nghỉ hưu. Trong khi ở hầu hết các nước phát triển, tuổi nghỉ hưu là từ 65 - 67, ở Trung Quốc là 60 tuổi đối với nam giới và 50 tuổi đối với phụ nữ. Nếu tuổi nghỉ hưu ở Trung Quốc được tăng lên từ 5 - 7 năm, dân số trong độ tuổi lao động của nước này sẽ tăng lên nhiều lần, tốc độ tăng lương hưu sẽ giảm đi.

Ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc hiện nay là tạo đủ việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học (khoảng 9 triệu người mỗi năm) và lao động nông thôn, những người ưu tiên chọn làm việc tại các thành phố. Trung Quốc sẽ có các biện pháp hỗ trợ về tài chính và chính sách nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con.

Dân số già - bài toán khó giải của Trung Quốc Dân số già - bài toán khó giải của Trung Quốc

VTV.vn - Ước tính đến năm 2050, số người cao tuổi thậm chí sẽ chiếm 1/3 dân số Trung Quốc. Hệ quả để lại là nhiều làng quê giờ chỉ còn toàn người già.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước