Ấn Độ, Trung Quốc đạt thỏa thuận về tuần tra dọc theo biên giới tranh chấp

Quỳnh Chi (Theo Al Jazeera)-Thứ tư, ngày 23/10/2024 06:05 GMT+7

(Ảnh: WE News English)

VTV.vn - Ấn Độ và Trung Quốc đã nhất trí về một hiệp ước tuần tra quân sự dọc theo biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya, có thể dẫn đến giải quyết xung đột bắt đầu vào năm 2020.

"Trong những tuần qua, các nhà ngoại giao và đàm phán quân sự Ấn Độ - Trung Quốc đã liên lạc chặt chẽ với nhau. Kết quả của các cuộc thảo luận này là đạt được một thỏa thuận về các sắp xếp tuần tra dọc theo LAC (đường ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát) ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, dẫn đến việc rút quân và giải quyết các vấn đề phát sinh vào năm 2020" - Ngoại trưởng Ấn Độ Vikram Misri nói với các phóng viên tại New Delhi vào ngày 21/10, ám chỉ đến ranh giới phân định Đường kiểm soát thực tế giữa hai nước.

LAC là đường biên giới dài 3.488 km ở dãy Himalaya được hai "gã khổng lồ" châu Á chia sẻ. Đường ranh giới này phân chia các vùng lãnh thổ do Trung Quốc và Ấn Độ nắm giữ từ Ladakh ở phía Tây đến tiểu bang Arunachal Pradesh ở miền Đông Ấn Độ - mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ khi coi đây là một phần của khu vực Tây Tạng thuộc Bắc Kinh. Hai bên đã có một cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962.

Ngoại trưởng Misri không nêu rõ liệu hiệp ước này có nghĩa là rút hàng chục nghìn quân bổ sung do hai nước đồn trú dọc theo biên giới tranh chấp của họ ở khu vực phía Bắc Ladakh hay không kể từ khi quân đội của họ đụng độ vào năm 2020 trong một cuộc xung đột leo thang đáng kể.

Không có bình luận ngay lập tức từ phía Bắc Kinh.

Ấn Độ, Trung Quốc đạt thỏa thuận về tuần tra dọc theo biên giới tranh chấp  - Ảnh 1.

(Ảnh: Al Jazeera)

Thông báo được đưa ra vào đêm trước chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS - có sự tham gia của Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển lớn khác. Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng Thủ tướng Modi có thể hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề sự kiện này.

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc xấu đi vào tháng 7/2020 sau một cuộc đụng độ quân sự khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 người Trung Quốc thiệt mạng. Nó đã trở thành một cuộc đối đầu kéo dài ở khu vực miền núi hiểm trở, nơi mỗi bên đã đồn trú hàng chục nghìn quân nhân được pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu hỗ trợ.

Ấn Độ và Trung Quốc đã rút quân khỏi một số khu vực ở bờ Bắc và bờ Nam của Hồ Pangong Tso, thung lũng Gogra và Galwan, nhưng vẫn tiếp tục duy trì thêm quân.

Các chỉ huy quân đội hàng đầu của Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức một số vòng đàm phán kể từ cuộc đụng độ quân sự để thảo luận về việc rút quân khỏi các khu vực căng thẳng.

Đầu tháng 10 này, Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ cho biết New Delhi muốn khôi phục lại tình trạng biên giới ở phía Tây dãy Himalaya về vị trí trước tháng 4/2020 khi cuộc đối đầu bắt đầu và tình hình sẽ vẫn nhạy cảm cho đến lúc đó.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hôm 21/10 cho biết hiệp ước này là "sản phẩm của ngoại giao rất kiên nhẫn và bền bỉ" và sẽ tiếp tục tuần tra quân sự theo phương thức trước cuộc đụng độ năm 2020.

Ấn Độ - Trung Quốc nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp Ấn Độ - Trung Quốc nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp

VTV.vn - Ấn Độ và Trung Quốc đã nhất trí rút quân khỏi khu vực hồ tranh chấp ở phía Tây dãy Himalaya.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước