Hiện Ấn Độ là tâm dịch COVID-19 lớn thứ 2 thế giới. (Ảnh: AP)
Theo đó, Chính phủ Ấn Độ sẽ ưu tiên cho người lao động trong các ngành có nguy cơ cao như cảnh sát, nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên vệ sinh, người cao tuổi mắc bệnh nền. Hai mũi tiêm, bao gồm một liều tăng cường, được triển khai trong cho giai đoạn đầu sau khi vaccine COVID-19 được chấp thuận sử dụng.
Ấn Độ đang đặt ra mục tiêu 23% dân số sẽ được tiêm vaccine COVID-19 giai đoạn đầu. (Ảnh: AP)
Đối với một quốc gia có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao như Ấn Độ, việc cung cấp vaccine an toàn và nhanh chóng là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ, vốn đã phải vật lộn để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ cho người dân trước khi bùng phát dịch, đã không thể đối phó với với sự căng thẳng kéo dài trong đại dịch.
Dự kiến, khoảng 600 triệu liều vaccine COVID-19 sẽ được tiêm cho những người trong diện ưu tiên. Ấn Độ đang đặt ra mục tiêu 23% dân số sẽ được tiêm vaccine COVID-19 giai đoạn đầu. Dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ cho thấy, ngày 17/10, nước này đã ghi nhận thêm hơn 62.200 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên hơn 7,43 triệu người.
300 triệu người được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 giai đoạn đầu. (Ảnh: AP)
Đầu tháng 10, Bộ Y tế nước này hy vọng sẽ nhận được khoảng 500 triệu liều vaccine COVID-19 vào tháng 7/2021 để tiêm cho khoảng 250 triệu người. Nếu toàn bộ dân số hơn 1,3 tỷ người Ấn Độ được tiêm vaccine COVID-19, giới chức nước này ước tính, việc tiêm chủng sẽ kéo dài đến tận năm 2022.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!