Bào chế vaccine COVID-19. (Ảnh minh họa: Sky News)
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Sky News, Giáo sư Dame Sarah Gilbert cho biết, mất khoảng 300 ngày kể từ khi phát hiện virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc cho đến khi các cơ quan y tế phê duyệt loại vaccine COVID-19 đầu tiên.
Tuy nhiên, để ngăn chặn tác động thảm khốc của một đại dịch trong tương lai, phản ứng cần phải nhanh hơn rất nhiều.
"Chúng tôi không nói về việc thực hiện điều tương tự và chỉ thúc đẩy nó nhanh hơn", bà Gilbert nói. "Hiện việc ứng phó với dịch bệnh được chuẩn bị tốt hơn nhiều, vì vậy chúng ta không cần phải bắt đầu từ cùng một nơi đối với những đại dịch tiếp sau".
Giáo sư Gilbert sẽ cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Cố vấn y tế cho Tổng thống Mỹ, Giáo sư Anthony Fauci, chủ các hãng dược phẩm và đại diện chính phủ tham gia Hội nghị thượng đỉnh về chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu ở London, Anh.
Ban đầu, mục tiêu phát triển vaccine trong vòng 100 ngày được Chính phủ Anh đưa ra trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 vào tháng 6/2021 và nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo G7 và G20.
Một phản ứng nhanh chóng như vậy đối với đại dịch COVID-19 sẽ cứu được hàng triệu sinh mạng và tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD trên khắp thế giới.
Đã hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu diễn ra. (Ảnh: Sky News)
Bà Gilbert cho biết, các nhà khoa học cần xây dựng một thư viện vaccine chống lại các chủng virus là mối đe dọa lớn nhất của đại dịch. Điều đó có nghĩa là bắt đầu có ít nhất 10 loại vaccine hiệu quả rộng rãi: "Chúng tôi muốn tạo nguồn mẫu tham chiếu của virus cho một số loại vaccine khác nhau. Sau đó, chúng tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để có thể ghi nhận phản ứng miễn dịch đối với từng loại virus khác nhau để xem liệu vaccine có khả năng bảo vệ hay không.
Chúng tôi muốn đi xa nhất có thể và sau đó có một kho dự trữ vaccine sẵn sàng để sử dụng và tăng cường khả năng sản xuất vaccine thực chất và nhanh chóng nếu sau đó dịch bùng phát".
Chủng virus Corona hiện vẫn là một mối quan tâm đáng kể vì khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người của virus này. Những chủng khác, chẳng hạn như virus Nipah, có tỷ lệ tử vong cao nhưng cho đến nay khả năng lây truyền thấp hơn nhiều.
Nghiên cứu mới có thể dẫn đến phương pháp điều trị cứu sống cho những trường hợp mắc bệnh nặng
Có những thách thức đáng kể trong việc bào chế vaccine chỉ trong 100 ngày, bao gồm tính khả dụng của các xét nghiệm chẩn đoán và cách đánh giá hiệu quả của vaccine nhanh hơn so với các thử nghiệm lâm sàng truyền thống. Sẽ cần nhiều địa điểm sản xuất vaccine, đặc biệt là ở châu Phi, để đẩy nhanh quá trình triển khai.
Giáo sư Gilbert nói: "Chúng tôi đã học được rất nhiều điều từ đại dịch COVID-19 và bây giờ nên đảm bảo rằng chúng tôi tận dụng được kinh nghiệm này, xem điều gì là tốt và điều gì không".
Hội nghị thượng đỉnh về chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu được đồng tổ chức bởi Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) và Chính phủ Anh.
Chính phủ Anh cam kết hỗ trợ 160 triệu Bảng để bắt đầu cái mà họ gọi là "Sứ mệnh 100 ngày" này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!