Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống tội phạm quốc gia của Anh (NCA), số lượng trẻ em là nạn nhân của các băng nhóm tội phạm đã tăng 266% trong 2 năm, từ 243 trẻ vào năm 2020 lên 890 trẻ trong năm 2022.
Cảnh sát Anh cho biết, tất cả các nhóm tuổi và giới tính đều là mục tiêu nhưng phần lớn các vụ án tống tiền bằng ảnh thân mật đều liên quan đến nam thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi.
Theo NCA, các băng nhóm tội phạm từ Tây Phi và Đông Nam Á thường tìm cách dụ dỗ trẻ em lên mạng, lừa trẻ rằng chúng đang có một mối quan hệ hoặc tình bạn thực sự với một người cùng tuổi trước khi yêu cầu chúng chia sẻ những bức ảnh thân mật hoặc tự quay phim trên webcam.
Sau đó, những kẻ tống tiền đe dọa sẽ tung những bức ảnh khỏa thân hoặc bán khỏa thân của trẻ em, dù là thật hay giả, cho bạn bè và gia đình của họ trừ khi họ trả tiền.
Đã có ít nhất 3 trẻ em trong độ tuổi thiếu niên đã tự sát vì bị tống tiền theo kiểu này.
Năm 2015, 428 trường hợp tống tiền đã được báo cảnh sát, hầu hết liên quan đến người lớn. Số liệu mới nhất về tống tiền trực tuyến cho thấy có 13.322 trường hợp ở xứ England và xứ Wales tính đến tháng 9/2022.
Con số này tương đương với 36 nạn nhân mỗi ngày. Hơn một nửa số vụ án đã khép lại mà không xác định được nghi phạm vì thủ phạm thường ở nước ngoài.
Các nhà điều tra cho biết những tội ác được trình báo với cảnh sát chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và họ tin rằng các băng đảng đang kiếm được hàng triệu Bảng Anh nhắm vào trẻ em Anh.
Cuộc khảo sát tội phạm ở Anh và xứ Wales cho thấy gần 1/10 trẻ em từ 13 đến 15 tuổi nhận được tin nhắn tình dục trực tuyến trong năm qua và 2/3 trong số đó có liên quan đến ảnh.
NCA khuyến cáo rằng, khi phát hiện các dấu hiệu lạm dụng, nạn nhân không nên trả tiền mà nên chặn người phạm tội và báo với cảnh sát.
NCA cũng đưa ra hướng dẫn dành cho cha mẹ và người chăm sóc về cách nói chuyện với con họ về hành vi tống tiền tình dục và cách hỗ trợ trẻ em nếu chúng trở thành nạn nhân.
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng VTV.vn - Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số, gần 36,5% trẻ em Việt Nam đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực trên Internet.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!