Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã xác định, hơn 1.200 hồ băng hình thành trên dãy Alps của Thụy Sĩ từ những năm 1850 hiện đang tan chảy.
Theo ông Daniel Odermatt, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ, không nghi ngờ gì nữa, tình trạng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân cho việc băng tan chảy này.
Ông Odermatt nói: "Những hồ băng này chính là bằng chứng về tình trạng biến đổi khí hậu".
Ông Daniel Odermatt và các cộng sự đã lập ra một bản thống kê về các hồ ở dãy núi Alps của Thụy Sĩ, theo dõi quá trình phát triển của chúng trong những năm qua để xác định xem các hồ này có thể gây ra nguy cơ lũ lụt cho các cộng đồng địa phương hay không.
Nhiều sông băng trên dãy Alps đang tan chảy. (Ảnh: Spiegel)
Ông Odermatt giải thích: "Các hồ có thể bị đe dọa bởi đá hoặc băng. Và băng là kém ổn định nhất vì nó có thể tan chảy thành nước, dẫn đến sự bùng phát của mực nước trong hồ".
Băng trong hồ tan chảy và mực nước hồ dâng cao một mối đe dọa thực sự.
Stephan Lempen, Ủy viên Hội đồng thị trấn Lenk im Simmental, vẫn còn nhớ như in về ngày hồ Faverges đột nhiên "bùng nổ".
"Một lượng lớn nước từ hồ đã tràn vào làng của chúng tôi. Nó xảy ra quá nhanh. Mọi người phải sơ tán", ông Stephan Lempen nhớ lại.
Kể từ đó, họ đã xây dựng một kênh thoát nước nhân tạo để ngăn chặn vụ bùng phát của mực nước hồ khác có thể xảy ra: "Chúng tôi đang cố gắng hết sức để quản lý nó, nhưng thiên nhiên vẫn không thể đoán trước được".
Các sông băng trên dãy Alps đang giảm lượng băng, chỉ riêng trong năm 2020, 2% khối lượng băng đã bị mất đi. (Ảnh: Phys.org)
Dãy núi Alps nằm ở Thụy Sĩ. Năm 2020 là năm ấm nhất từng được ghi nhận ở dãy núi Alps. Với tốc độ này, các nhà khoa học dự đoán rằng, khoảng 2/3 khối lượng băng của ngọn núi sẽ mất đi vào cuối thế kỷ này.
Hiện đang có nhiều nỗ lực để làm chậm quá trình tan chảy của băng. Các tấm vải làm mát đặc biệt đã được phủ lên bề mặt sông băng Rhone Glacier để cách mặt băng khỏi nhiệt độ ấm hơn.
Matthias Huss, nhà băng học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zürich, cho biết: "Điều này thực sự rất hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài. Chỉ có một cách duy nhất để chống lại tác động của biến đổi khí hậu, đó là giảm lượng khí thải CO2".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!