Chỉ bằng việc rải các mảnh nhựa vụn nhỏ trên một tấm vải đã được tân trang lại, nghệ sĩ người Philippines Gilbert Angeles đã biến rác thải - đặc biệt là rác không thể tái chế - thành những bức tranh có trị giá lên đến vài nghìn USD.
Kể từ năm 2019, nghệ sĩ 49 tuổi này đã tạo ra hơn 20 bức tranh như vậy - tất cả đều được làm từ hỗn hợp nhựa vụn, sơn hết hạn và gỗ còn sót lại từ những ngôi nhà bị phá bỏ.
Ông Angeles cho biết, ông bắt đầu công việc này sau khi đọc một bài báo về việc Philippines nằm trong số những quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới. Ông hy vọng các tác phẩm nghệ thuật của mình có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của mọi người về cách họ xả thải rác.
"Tôi làm những tác phẩm nghệ thuật này nhằm nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế việc xả rác trong khu vực, giúp mọi người có trách nhiệm hơn trong việc xử lý rác của mình và để mọi người biết rác thải sẽ đi đâu sau khi chúng được vứt bỏ".
Các tác phẩm nghệ thuật của ông đã được trưng bày trong các phòng triển lãm cao cấp, với những bức tranh được bán với giá khoảng từ 600 đến 3.000 USD tùy thuộc vào kích thước của chúng. Một phần số tiền thu được từ việc bán tranh sẽ dành cho nhóm Green Artz do ông mới thành lập nhằm khuyến khích các nghệ sĩ tăng cường sử dụng chất thải tái chế cho các tác phẩm nghệ thuật của họ.
Sáng kiến biến rác thải thành đồ bảo hộ y tế VTV.vn - Rác thải của người này có thể là kho báu của người kia. Một nhà thiết kế tại đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) đã chứng minh điều này, đặc biệt là trong mùa dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!