Cái giá quá đắt của những sinh viên vay nợ trực tuyến tại Trung Quốc

Minh Nguyệt (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 13/10/2017 06:00 GMT+7

Current Time0:00
/
Duration0:00
0:00

VTV.vn - Tại Trung Quốc. các chủ nợ cho sinh viên vay tiền một cách dễ dàng, rồi sau đó khống chế họ. Nhiều em đã "chết đuối", thậm chí tử vong vì chính khoản nợ của mình.

Tại Trung Quốc, mấy năm gần đây đã xuất hiện những nền tảng cho vay trực tuyến. Ở đó có những con "cá mập". Chúng đặt tầm ngắm vào con mồi là sinh viên đại học, đối tượng cả tin nhẹ dạ nhưng nhiều lúc bốc đồng và sĩ diện.

Ngày 3/8/2017, Phan Tế Nghĩa ra khỏi nhà và tự tử trên một con sông gần đó. Chỉ sau cái chết của Phan Tế Nghĩa, gia đình mới biết đến việc sinh viên đại học này đang bị chủ nợ thúc ép phải trả hàng chục ngàn NDT.

Theo những thông tin thu được từ điện thoại của Phan, anh bắt đầu mượn tiền từ một nền tảng cho vay trực tuyến vào tháng 7/2016. Anh vay 1.000 NDT (khoảng 3,4 triệu VND). Khi Phan chết, số nợ của anh lên tới 130.000 NDT (hơn 445 triệu VND).

Khoản nợ của Phan đội lên khi anh cứ phải vay thêm để trả lãi suất cũng như những chi phí liên quan cho khoản vay đầu tiên của mình. Số nợ rất nhanh vượt ngoài tầm kiểm soát của Phan.

Tương tự, Trần Khắc là một trường hợp khác. Anh vay 10.000 ngàn NDT (khoảng hơn 34 triệu VND) để mua 1 chiếc iPhone vào năm 2015 và giờ anh đang phải trả số tiền gấp đôi.

Các cuộc điều tra cho thấy những đối tượng cho vay trực tuyến thường nhắm tới đối tượng sinh viên trong các trường đại học. Họ thường đưa ra mức lãi suất cao đáng sợ, đồng thời áp dụng những biện pháp đòi nợ đầy bạo lực. Ví như họ yêu cầu người vay đưa thẻ căn cước và một tấm ảnh khỏa thân của mình. Như thế, khi cần thiết, họ sẽ công khai tất cả những thứ này để buộc sinh viên phải trả tiền.

Những trường hợp như của Phan Tế Nghĩa hay Trần Khắc xuất hiện nhiều trên truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc gây ra sự phẫn nộ trong dư luận.

Trước tình trạng này, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các đối tượng cho vay trực tuyến ngừng cung cấp các khoản vay mới cho sinh viên đại học. Tuy nhiên, có người thực hiện, có người không.

Sau khi sự việc xảy ra, những người bạn học của Phan cho biết, họ sẵn sàng cho Phan vay tiền, tại sao Phan lại không vay mà lại tìm đến những đối tượng cho vay trực tuyến? Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng đây là vấn đề tâm lý của tuổi mới lớn, họ xấu hổ với gia đình, bạn bè khi vay tiền để chi trả cho nhu cầu cá nhân. Chính vì thế, gia đình và những người xung quanh cần quan tâm, chú ý và gần gũi với con em mình hơn.

Nhiều rủi ro với hình thức cho vay trực tuyến Nhiều rủi ro với hình thức cho vay trực tuyến Mô hình lừa đảo Ponzi mọc lên như nấm tại Trung Quốc Mô hình lừa đảo Ponzi mọc lên như nấm tại Trung Quốc Gánh nặng nợ nần 'đè nặng' sinh viên mới ra trường Gánh nặng nợ nần "đè nặng" sinh viên mới ra trường

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước