Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander của Nga. (Ảnh: REUTERS/TTXVN)
Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Âu, lãnh đạo châu Âu đã tìm cách thuyết phục Mỹ từ nhiều tháng qua nhưng không thành công.
Tối 2/2, chỉ có Thủ tướng Czech lên tiếng lấy làm tiếc trước việc Mỹ, Nga từ bỏ Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung. Ngoại trưởng Đức đề xuất tổ chức một hội nghị về giải trừ quân bị tại Berlin vào tháng sau, nhằm tìm giải pháp bảo đảm an toàn cho châu Âu khi không còn Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung nữa.
NATO cũng không đưa ra bình luận gì sau tuyên bố rút khỏi INF của của Tổng thống Nga, nhằm đáp trả phía Mỹ. Hôm thứ 1/2, Tổng thư ký NATO đã tuyên bố là NATO sẽ không tái triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Tây Âu mà có những lựa chọn khác để đối phó với tên lửa của Nga.
Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân tầm trung là nền tảng cho an ninh của châu Âu, mặc dù các nước châu Âu không đặt bút ký. Hiệp ước này cấm Nga và Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân có tầm bắn lớn hơn 500km. Nếu Hiệp ước bị xé bỏ, Nga có thể hướng tên lửa mang vũ khí hạt nhân vào bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Liên minh châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!