Chiến lược không gian vũ trụ của Nga

Duy Nghĩa (PV thường trú VTV tại Nga)-Thứ năm, ngày 05/10/2017 19:20 GMT+7

Tên lửa đẩy Soyuz 2.1a của Nga mang các vệ tinh Lomonosov, Aist-2D và SamSat-218 rời bệ phóng ngày 28/4/2016 tại sân bay vũ trụ mới Vostochny Cosmodrome, ở khu vực viễn Đông của Nga. Ảnh: AP

VTV.vn - Đến năm 2023, Nga sẽ xây một trạm vũ trụ riêng của Nga trong quỹ đạo và đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ không gian vũ trụ của thế giới trong tương lai.

Sau khi phóng vệ tinh Sputnik, các chương trình không gian của Nga gặt hái nhiều thành công như đưa được người đầu tiên bay vào vũ trụ, thực hiện cuộc đi bộ đầu tiên trong không gian, đưa thiết bị không gian đầu tiên đáp xuống Mặt Trăng hay Nga hiện nay là quốc gia duy nhất có tàu vũ trụ đưa các phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Việc Nga phóng thành công vệ tinh đầu tiên vào không gian cũng đã mở ra cuộc chạy đua vũ trụ giữa hai cường quốc Nga và Mỹ.

Tầm quan trọng của chương trình không gian vũ trụ

Vấn đề này vẫn còn có những ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số cho rằng công cuộc chinh phục vũ trụ mang lại nhiều lợi ích cho con người, đó là thông tin liên lạc, khí tượng, thăm dò trái đất từ xa, định vị toàn cầu (GLONASS, GPS) và giải quyết các nhiệm vụ quân sự khác như liên lạc, trinh sát, cảnh báo đòn tấn công tên lửa... Lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ đã và đang có những thành tựu tạo nên uy tín quốc gia của Nga, làm cho nước này trở thành một trong các cường quốc vũ trụ trên thế giới.

Trong khi đó, một số khác ví việc nghiên cứu vũ trụ như chiếc va ly không quai, là nơi tiêu tốn quá nhiều tiền ngân sách, nhất là việc đưa con người vào vũ trụ và chưa thực sự mang lại lợi ích cho nền kinh tế Nga.

Tuy nhiên, cho đến nay ngành nghiên cứu vũ trụ đã hoàn thiện việc kiện toàn tổ chức với việc ra đời của Cơ quan vũ trụ Nga - Roscosmos vào năm 2015 với chiến lược phát triển đến năm 2025 và triển vọng đến năm 2030, theo đó tập trung phát triển ngành này với mục đích đảm bảo an ninh quốc phòng, phục vụ cho phát triển kinh tế, dân sinh.

Chiến lược không gian vũ trụ sắp tới của Nga

Theo Chiến lược phát triển nghiên cứu vũ trụ mới được thông qua hồi tháng 3/2017, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga sẽ duy trì ngành công nghiệp vũ trụ đẳng cấp thế giới nhằm củng cố vị thế của mình.

Đến năm 2030, Nga sẽ xây dựng các trạm khoa học trên Mặt Trăng, sao Kim, sao Mộc tạo cơ sở vật chất để tiếp tục nghiên cứu Sao Hỏa; thiết kế chế tạo tên lửa hạng nặng thế hệ mới; phát triển hệ thống vũ trụ tái sử dụng. Ngoài ra, thu hút nguồn vốn tư nhân cũng là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển ngành vũ trụ Nga.

Khám phá vũ trụ đang trở thành cuộc ganh đua giữa các cường quốc vũ trụ, nó càng trở nên gay gắt trong tình hình địa chính trị phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, với tiềm năng và thiện chí của mình, Nga kêu gọi không "chính trị hóa vũ trụ", mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ vì lợi ích chung của loài người.

Nga, Mỹ hợp tác thiết lập trạm vũ trụ đầu tiên trên Mặt Trăng Nga, Mỹ hợp tác thiết lập trạm vũ trụ đầu tiên trên Mặt Trăng Asgardia - Quốc gia đầu tiên trên vũ trụ Asgardia - Quốc gia đầu tiên trên vũ trụ Khám phá vũ trụ - Cuộc đua của các tỷ phú Khám phá vũ trụ - Cuộc đua của các tỷ phú

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước